Bạn có muốn phản ứng với tin nhắn này? Vui lòng đăng ký diễn đàn trong một vài cú nhấp chuột hoặc đăng nhập để tiếp tục.
Latest topics
» Mẫu Biệt Thự Đẹp Biệt Thự Cao Cấp Sang Trọng Hiện Đại 2017
by xathu 03/01/17, 03:01 pm

» Mẫu Biệt Thự Đẹp Biệt Thự Sân Vườn Hiện Đại Sang Trọng Xinh
by xathu 23/12/16, 01:51 pm

» Mẫu Biệt Thự Đẹp Thiết Kế Biệt Thự Phố Cổ Điển
by xathu 16/12/16, 02:36 pm

» Mẫu Biệt Thự Đẹp Thiết Kế Ngôi Biệt Thự Mini Xinh 2016
by xathu 12/12/16, 10:18 am

» Mẫu Biệt Thự Đẹp Các Thiết Kế Biệt Thự Tân Cổ Điển Cao Cấp 2016 Xinh
by xathu 02/12/16, 11:16 am

» Mẫu Nhà Phố Đẹp Tổng Hợp Mẫu Nhà Phố Đẹp 2 Mặt Tiền
by xathu 28/11/16, 01:53 pm

» Mẫu Biệt Thự Đẹp Tổng Hợp Biệt Thự Cổ Điển
by xathu 23/11/16, 10:39 am

» Mẫu Biệt Thự Đẹp Biệt Thự Cổ Điển Xinh 2016
by xathu 18/11/16, 01:45 pm

» Mẫu Biệt Thự Đẹp Thiết Kế Biệt Nghĩ Dưỡng Hiện Đại
by xathu 05/11/16, 11:29 am

» Mẫu Biệt Thự Đẹp Thiết Kế Biệt Thự Cổ Điển
by xathu 07/10/16, 03:20 pm

» Mẫu Biệt Thự Đẹp Biệt Thự Sang Trọng Xinh
by xathu 30/09/16, 01:54 pm

» bổ xung thư viện cad
by minh minh 22/09/16, 02:30 pm

» Mẫu Biệt Thự Đẹp Biệt Thự Sân Vườn Hiện Đại Xinh
by xathu 19/09/16, 03:37 pm

» Mẫu Nhà Phố Đẹp Thiết Kế Nhà Phố 3.8x16
by xathu 08/09/16, 10:53 am

» Những Mẫu Biệt Thự Đẹp Biệt Thự Cổ Điển Xinh
by xathu 25/08/16, 02:31 pm

» Nhà Phố 2 Mặt Tiền Xinh - Mẫu Nhà Phố Đẹp
by xathu 15/08/16, 03:51 pm

» Bộ thư viện ghép shop cho anh em làm đồ án đây. xúc nhanh nào
by lqhanh29 13/07/16, 03:13 pm

» Architecture: FORM, SPACE and ORDER (Kiến trúc HÌNH THỂ, KHÔNG GIAN và TRẬT TỰ)
by nguyên thanh duy 30/06/16, 03:15 pm

» Mẫu Nhà Phố 4x18 Đẹp
by xathu 21/06/16, 11:07 am

» Tổng Hợp Các Mẫu Biệt Thự Đẹp
by xathu 04/06/16, 10:58 am


Nếu một ngày nào đó Huế không còn mạ

Go down

04072010

Bài gửi 

Nếu một ngày nào đó Huế không còn mạ Empty Nếu một ngày nào đó Huế không còn mạ




(Bài viết của KTS Nguyễn Phước Thiện)


Nếu một ngày nào đó Huế không còn mạ TL_Cau_Truong_Tien_Hue





Nếu một ngày nào đó Huế
không còn mạ

(Mạ là từ mà nguời Huế ở thế hệ của Thầy để gọi người phụ nữ sinh ra mình,
như miền bắc thì gọi là Mẹ hay U, người miền Nam thì gọi là Má)


Tôi và gia đình xa Huế lúc tôi đang học trung học. Với lứa tuổi đó thì chuyến
ly hương đối với tôi không hề có một chút buồn bả nào, chỉ háo hức. Những năm
tháng sống ở Sài Gòn nỗi háo hức của tuổi trẻ trước những cái mới sẽ hòan tòan
hơn nếu mỗi bữa cơm tôi không phải nghe những lời than vãn của Ba Mạ tôi.

Ba tôi thì cứ than vãn mãi về cách xưng hô của người Sài Gòn. Cháu chắt gì mà
cứ gọi ông bà trống không, “nội ơi, ngọai ơi”. Mạ tôi thì cứ buồn bả vì không
thể có được con các nục chuối của Huế để kho cho đúng hương vị Huế, không có
trái dưa gang để chấm với ruốc cho chồng con ngon miệng. Lúc đó tôi tự nhủ rằng
Ba Mạ tôi quá địa phương chủ nghĩa. “Nội ơi, Ngọai ơi” thì khác gì “thưa ôn,
thưa mệ”, miễn là cái lòng thi thôi chứ. Cá nục Huế và các nục Vũng Tàu thì
khác gì nhau. Môn vạn vật tôi học chỉ có cá nục mà thôi, làm gì có sự khác nhau
giữa con các nục Huế và con cá nục Vũng Tàu.

Nhưng rồi cũng đến lúc tôi bắt đầu so sánh Huế và Sài Gòn. Huế của tôi đi chơi
không tốn tiền nhiều thậm chí không có tiền cũng được. Chỉ cần một chiếc xe đạp
là tôi có thể lên Thiên An, xa hơn chút nữa thì Lăng Thiệu Trị, Lăng Tự Đức . .
. còn gần hơn thì Đại Nội. Có chút tiền thì chè Cồn Hến. Thậm chí không có xe
đạp thì cứ lang thang trên đừơng Lê Lợi mà mỗi lần đi tôi đều có một cảm nhận
khác nhau. Ở Sài Gòn thì cái gì cũng cần có tiền. Thế là tôi bắt đầu nhớ Huế.
Nhớ đến da diết, nhớ đến khóc được. Nhưng tiền đâu mà về Huế dù chỉ đi xe đò.
Thế là cứ mỗi buổi sáng, gắng dậy sớm lúc 5 giờ để đi bộ ra bến xe Lê Hồng
Phong (Sài Gòn), tìm bến xe đi Huế ở đâu để nghe được giọng Huế, thấy được
những người Huế, thấy họ được về Huế, nghe được những chuyện đang xảy ra ở Huế.
Cái ước mong về thăm Huế không khi nào là nguôi ngoai trong tôi.

Khi đã có được nghề nghiệp ổn định, kinh tế có khá lên thì cố gắng về Huế.
Chuyến về Huế thứ nhất vào mùa hè năm 1994. Tôi vui sướng vì được nói tiếng Huế
suốt ngày, ăn cơm với cá nục, dưa gang . . . và tôi thấy mạ tôi nói đúng. Huế
lúc đó cũng đã thay đổi nhiều, nhưng tôi chỉ cảm nhận một cách cảm tính. Tôi
vui chơi và nghiên cứu kiến trúc – quy họach nơi chôn nhau cắt rốn của tôi
trong 15 ngày. Khi tổng hợp tư lịêu để báo cáo nghiên cứu của mình tôi phát
hiện ra môt vài quy luật của kiến trúc và quy họach của Huế. Nhưng để vận dụng
những quy luật đó vào cuộc sống thì không có điều kiện áp dụng. Tuy vậy tôi vẫn
âm thầm nghiên cứu với hy vọng rằng sẽ có cơ hội trình bày với những đồng hương
của mình về những phát hiện của mình. Nhưng rồi cơ hội vẫn ở phía trước và thời
gian cứ thế mà trôi. Nỗi mong ước muốn làm một cái gì đó cho Huế vẫn cứ đau đáu
trong tôi. Gặp bạn bè, đồng nghiệp gốc Huế và yêu Huế phần nào nguôi ngoai vì
rất nhiều người cũng có ước muốn như mình. Nhưng đôi lúc chính họ cũng làm tôi
buồn. Họ cho rằng đối với Huế thì người Huế chỉ yêu được từ xa mà thôi. Thật
vậy sao ?

Rồi thời gian cứ trôi, cuộc sống cứ kéo tôi theo và đôi lúc ước muốn chìm sâu
đâu đó. Nhưng mỗi lần có cái gì đó liên quan đến Huế xuất hiện thì nỗi mong ước
lại trỗi dậy mãnh liệt.

Khi học về phát triển đô thị, tôi thấy có những điều lý thú bên cạnh nhưng
nghiên cứu của tôi, nhưng vẫn chưa tìm được những lý luận gốc rễ để vận dụng
cho Huế. Về nuớc tôi đi Huế một lần nữa và vỡ ra một điều rằng : buớc đầu hình
thành một đô thị thường tuân theo tư tưởng chủ quan của người lãnh đạo, nhưng
yếu tố quan trọng bậc nhất để phát triển một đô thị thì hòan tòan do phong cách
của người bản địa quyết định. Nếu như Huế chỉ có thành quách, lăng tẩm thì liệu
Huế có phải là Huế trong tâm tưởng của chúng ta hay không? Bên cạnh cái lạnh
thấu xương thấu tủy của mùa đông Huế, tôi còn nhớ đến tiếng rao “lộôn” của
người bán hột vịt lộn ban đêm. . . Biết bao cái nữa không sờ mó được nhưng làm
cho mình ”lòng cuộn điên vì nhớ”. Tôi nghĩ rằng đó là chất Huế mà văn hoa một
tí gọi là phong cách Huế. Nhưng cái gì sinh ra phong cách Huế. Người ta vẫn nói
đến văn hóa Huế, nhưng văn hóa Huế có phải là phong cách Huế hay không? Mối tác
động qua lại giữa phong cách và đô thị ở Huế xảy ra như thế nào? Đó là những
câu hỏi mà tôi chưa thể giải đáp được vào thời điểm nói trên, nhưng tôi vẫn đi
tìm. Tôi tìm ra rằng Huế thiếu một cái gì đó để cho Huế phát triển đúng phong
cách Huế. Có người (cũng là người Huế) bảo với tôi rằng Huế được tóm gọm trong
3 điều đáng yêu và 3 điều đáng ghét : đáng yêu thứ nhất là phong cảnh Huế, đáng
yêu thứ hai là món ăn Huế, đáng yêu thứ ba là phụ nữ Huế; đáng ghét thứ nhất là
thời tiết Huế; đáng ghét thứ hai là dư luận Huế và đáng ghét thứ ba là đàn ông
Huế. Không biết các bạn nghĩ như thế nào nhưng riêng tôi thì cho rằng đây là
một khái quát tốt nhất để hiểu Huế của chúng ta.

Trong chương trình học quy họach du lịch, tôi mới ngỡ ngàng nhận ra rằng cái
Huế thiếu (và cũng không riêng gì Huế mà cả nước) đang thiếu một khâu quan
trọng khi tiến hành xây dựng cơ sở vật chất cho cuộc sống. Đó là thiết kế đô
thị. Khi nghiên cứu sâu về môn học này, tôi đem so sánh với Huế trong tâm khảm
của tôi thì tôi nhận thấy rằng, trong quá khứ Huế được xây dựng trên lý thuyết
phong thủy của Trung Quốc nhưng những gì còn lại của Huế rất đúng với lý thuyết
thiết kế đô thị của phương tây mà cao trào nhất là Mỹ. Thiết kế đô thị là một
khâu bắt buộc phải tiến hành sau khi quy họach đô thị và trước khi xây dựng
công trình. Thiết kế đô thị không chỉ giúp cho chúng ta trong việc định dạng
diện mạo của đô thị mà còn là một công cụ quản lý trong quá trình phát triển đô
thị. Tôi rất mừng vì gần như những hướng đi để trẻ lời những câu hỏi mà tôi vẫn
đau đáu về Huế đã được xác định.

Tháng 12 năm 2000, tôi về Huế. Tôi đối chiếu những gì mà tôi biết được với thực
trạng quy họach - kiến trúc của Huế và biết rằng mình đã có hứơng đi đúng. Tôi
chủ động liên lạc với khoa kiến trúc của đại học Huế để đề nghị cho tôi giảng
dạy một buổi. Đề nghị này nhằm hai mục đích : để kiểm tra “đối với Huế thì
người Huế chỉ yêu được từ xa mà thôi” có đúng hay không? Câu trả lời là : với cả
tình yêu Huế và lòng trung thực thì có thể yêu được. Mục đích thứ hai là xem
thử phản ứng của những kiến trúc sư tương lai đối với một vấn đề mới như thế
nào. Trong buổi đó tôi bên cạnh về đề tài máy tính, tôi đã thử đưa ra một số ý
kiến về thiết kế đô thị. Tôi nhận được sự hưởng ứng một cách nồng nhiệt Nhân
đây, tôi xin gởi lới cám ơn thầyTịnh của khoa Kiến Trúc đã tạo cho tôi một cơ
hội để tỏ tình với Huế.

Trở lại với công việc thường ngày, nhưng tôi vẫn không quên những nghiên cứu
của tôi về Huế và mong đợi một ngày nào đó sẽ có cơ hội trình bày. Vào tháng 10
năm 2002, một sinh viên đã tặng tôi một tập kỷ yếu của hội thảo “Tạo lập diện
mạo kiến trúc đô thị đặc trưng cho thành phố Huế”. Chỉ đọc chủ đề, tôi đã thấy
có một cái gì đó không ổn. Tôi cố gắng đọc 3 lần và rút ra được một nhận xét :
Huế không biết mình đang có cái gì một cách cụ thể. Theo tôi chủ đề của hội
thảo nên là : “ Đặc trưng của kiến trúc đô thị Huế, kế thừa và phát huy”. Tôi
đề nghị như vậy bởi nguyên nhân : Huế đã từng có một diện mạo đô thị, chúng ta
cần phải hiểu một cách cụ thể nhưng yếu tố và quy luật phối hợp các yếu tố đó.
Từ những kết quả chúng ta mới ứng dụng cho ngày hôm nay. Dưới đây tôi sẽ minh
chứng cho nhận xét của tôi.

Theo báo tuổi trẻ thì Hội Đồng Nhân Dân Huế đã quyết định chọn logo cho Huế.
Trong logo này có hai công trình đáng chú ý của Huế là một phần của cầu Tràng
Tiền và một phần của bộ mái cửa đại nội. Trong lịch sử, nhà Nguyễn có một ước
muốn khi xây dựng kiến trúc của Huế là không làm cái gì giống như trước đây đã
làm. Ở bộ mái của kiến trúc Huế, hình thức không phải cong như mái đao của kiến
trúc cổ miền bắc (chỉ đọan giữa là song song với mặt đất, còn 2 đầu thì vút lên
cao) mà phải thẳng. Có cong chăng, chỉ là hình điều khắc phía trên, còn diềm
mái phải hòan tòan song song với mặt đất. Vậy mà mái đại nội trong logo lại
cong ! Quá bức xúc chuyện này, tôi có gửi cho Thầy Phan Thuận An một bài viết,
Thầy rất đồng ý và chuyển cho Thầy Nguyễn Đắc Xuân. Sau khi đọc xong, Thầy Xuân
có gởi cho tôi một e-mail và tôi trích nguyên văn một đọan dưới đây :

Nhan luc tam su ve nhung viec chua tot o Hue, anh Phan Thuan An co cho toi doc
e-mail cua anh goi anh An. Toi cung nhu anh An rat tam dac y kien cua anh ve
bieu tuong Hue ma khong dung voi personnalite cua kien truc van hoa Hue. Truoc
day di noi chuyen ve van hoa Hue, khi de cap den
kien truc Hue toi thuong dan chung bo mai nang
ne voi dau dao cong cua kien truc mien Bac khac voi bo mai thanh thoat, ty le
voi than va mong cua cua kien truc Hue.

Co dip toi se viet mot bai ve y tuong khac nhau nay va de nghi HDND Thanh pho Hue nen than trong trong
nhung viec co tinh van hoa nhu the.
May dong viet voi, xin duoc hoan nghinh y tuong cua anh. Neu co thi gio anh nen
trien khai y tuong ay tren mot bai bao o TP HCM.


Năm 2003 tôi và gia đình về thăm Huế. Tôi làm hướng dẫn viên cho vợ (cũng là
kiến trúc sư) và hai con tôi thăm Huế đồng thời nêu ra một số suy nghĩ trong
nghiên cứu của tôi. Gia đình tôi khuyên tôi không nên nói những điều này ra một
cách rộng rãi. Gia đình tôi cho rằng giá trị của nghiên cứu thì họ chỉ nắm được
một phần và đồng ý với những gì tôi nêu ra, nhưng nội dung quá thẳng thắng thì
có nên hay không? Tôi suy nghĩ rất kỹ và lại chập chờn câu nói “đối với Huế thì
người Huế chỉ yêu được từ xa mà thôi”.
Thời gian không chờ đợi một ai cả. Cứ chập chờn đi.

Năm 2005, tôi lại về Huế. Lần này thì tôi gần như hòan tòan sống (ngọai trừ một
buổi giảng bài ở khoa Kiến Trúc) với Huế và tôi đã thấy hai hiện tượng phổ biến
làm tôi lo ngại cho phát triển của đô thị Huế cả về kiến trúc lẫn quy họach :
• Hiện tượng thứ nhất là trong giờ làm việc mà trong quán cà phê nhiều bàn chỉ
có phụ nữ.
• Hiện tượng thứ hai trẻ em ở Huế hình như không còn gọi là MẠ nữa mà chỉ gọi
là me hay mẹ.

Không biết tôi quá khắc khe khi nhận xét hiện tượng thứ nhất hay không, nhưng
hiện trượng thứ hai thì tôi thật sự lo ngại. Tôi cho rằng, hiện tượng tiếng MẠ
mất dần là một dấu hiệu khởi đầu cho sự thay đổi của phong cách sống của Huế.
Tôi chỉ dám dùng từ thay đổi thay vì từ suy thóai bởi tôi không biết được điều
đó tốt hay xấu, nhưng chắc chắn một điều : nếu không còn giữ được phong cách
Huế thì đô thị Huế sẽ không còn như ta mong ước nữa.

Như tôi đã nói ở trên, yếu tố quan trọng bậc nhất để phát triển một đô thị thì
hòan tòan do phong cách của người bản địa quyết định. Điều này có nghĩa là
phong cách thay đổi thì đô thị thay đổi. Vấn đề đặt ra là : nếu cần thiết phải
thay đổi một số yếu tố trong phong cách Huế để phát triển thì chúng ta chấp
nhận những yếu tố nào ? Để giải quyết vấn đề này, tôi đề ra một số câu hỏi như
sau :
1.Ai cũng bảo Huế đẹp, nhưng cụ thể (hết sức cụ thể từ con đường, gốc cây, cột
đèn, . . .) là cái gì đẹp ?
2.Giữa những cái đẹp đó và phong cách Huế có mối liên hệ nào không ?
3.Những cái đẹp nằm cạnh nhau chưa chắc đã tạo ra một tổ hợp đẹp, vậy thì quy
luật nào chi phối sự kết nối giữa các yếu tố để có tổ hợp đẹp ?
4.Có thật sự tồn tại một kiến trúc Huế hay không ? Hay chỉ tồn tại kiến trúc
cho người Huế mà thôi.


TPHCM, tháng 1 năm 2006




http://thienkts.edu.vn
Shmily
Shmily
Kiến Thợ
Kiến Thợ

Bài viết : 178
Giới tính : Nam
Points Points : 132

https://kienhue.forumvi.com/forum-f46/topic-t305.htm

Về Đầu Trang Go down

Share this post on: reddit

Nếu một ngày nào đó Huế không còn mạ :: Comments

avatar

Bài gửi 04/07/10, 03:36 pm by khai đao

Một baì trích rất hay đáng để suy nghĩ lắm các bạn àh

Không cần nói nhiêù xu hướng huế đang thay đôỉ ko còn xa nưã :cuteonion43: thực trạng là ngươì huế ko còn ở huế mà laị bỏ đi hết rùi.Vậy thì các bạn trẻ chúng ta ko có trách nhiệm gì đôí vơí huế thân yêu cuả ta sao? :05:

Về Đầu Trang Go down

ADMIN

Bài gửi 04/07/10, 11:15 pm by ADMIN

Đã từng đọc qua bài này của Thầy Thiện. 1 Người con của Huế

Về Đầu Trang Go down

FIRE ANT

Bài gửi 05/07/10, 10:47 pm by FIRE ANT

hiihaa. nhát đọc quá. đau mắt nữa

Về Đầu Trang Go down

Bài gửi  by Sponsored content

Về Đầu Trang Go down

Về Đầu Trang

- Similar topics

 
Permissions in this forum:
Bạn không có quyền trả lời bài viết