Bạn có muốn phản ứng với tin nhắn này? Vui lòng đăng ký diễn đàn trong một vài cú nhấp chuột hoặc đăng nhập để tiếp tục.
Latest topics
» Mẫu Biệt Thự Đẹp Biệt Thự Cao Cấp Sang Trọng Hiện Đại 2017
by xathu 03/01/17, 03:01 pm

» Mẫu Biệt Thự Đẹp Biệt Thự Sân Vườn Hiện Đại Sang Trọng Xinh
by xathu 23/12/16, 01:51 pm

» Mẫu Biệt Thự Đẹp Thiết Kế Biệt Thự Phố Cổ Điển
by xathu 16/12/16, 02:36 pm

» Mẫu Biệt Thự Đẹp Thiết Kế Ngôi Biệt Thự Mini Xinh 2016
by xathu 12/12/16, 10:18 am

» Mẫu Biệt Thự Đẹp Các Thiết Kế Biệt Thự Tân Cổ Điển Cao Cấp 2016 Xinh
by xathu 02/12/16, 11:16 am

» Mẫu Nhà Phố Đẹp Tổng Hợp Mẫu Nhà Phố Đẹp 2 Mặt Tiền
by xathu 28/11/16, 01:53 pm

» Mẫu Biệt Thự Đẹp Tổng Hợp Biệt Thự Cổ Điển
by xathu 23/11/16, 10:39 am

» Mẫu Biệt Thự Đẹp Biệt Thự Cổ Điển Xinh 2016
by xathu 18/11/16, 01:45 pm

» Mẫu Biệt Thự Đẹp Thiết Kế Biệt Nghĩ Dưỡng Hiện Đại
by xathu 05/11/16, 11:29 am

» Mẫu Biệt Thự Đẹp Thiết Kế Biệt Thự Cổ Điển
by xathu 07/10/16, 03:20 pm

» Mẫu Biệt Thự Đẹp Biệt Thự Sang Trọng Xinh
by xathu 30/09/16, 01:54 pm

» bổ xung thư viện cad
by minh minh 22/09/16, 02:30 pm

» Mẫu Biệt Thự Đẹp Biệt Thự Sân Vườn Hiện Đại Xinh
by xathu 19/09/16, 03:37 pm

» Mẫu Nhà Phố Đẹp Thiết Kế Nhà Phố 3.8x16
by xathu 08/09/16, 10:53 am

» Những Mẫu Biệt Thự Đẹp Biệt Thự Cổ Điển Xinh
by xathu 25/08/16, 02:31 pm

» Nhà Phố 2 Mặt Tiền Xinh - Mẫu Nhà Phố Đẹp
by xathu 15/08/16, 03:51 pm

» Bộ thư viện ghép shop cho anh em làm đồ án đây. xúc nhanh nào
by lqhanh29 13/07/16, 03:13 pm

» Architecture: FORM, SPACE and ORDER (Kiến trúc HÌNH THỂ, KHÔNG GIAN và TRẬT TỰ)
by nguyên thanh duy 30/06/16, 03:15 pm

» Mẫu Nhà Phố 4x18 Đẹp
by xathu 21/06/16, 11:07 am

» Tổng Hợp Các Mẫu Biệt Thự Đẹp
by xathu 04/06/16, 10:58 am


"tỷ lệ và nhịp điệu" hai yếu tố cơ bản tạo nên vẻ đẹp của một công trình kiến trúc

2 posters

Go down

"tỷ lệ và nhịp điệu" hai yếu tố cơ bản tạo nên vẻ đẹp của một công trình kiến trúc Empty "tỷ lệ và nhịp điệu" hai yếu tố cơ bản tạo nên vẻ đẹp của một công trình kiến trúc

Bài gửi by phuongk32 25/04/10, 05:26 pm

Nhịp điệu là biểu hiện của sự chuyển động, của sự sống của một vật thể. Nó thể hiện cái cốt lõi (hay cấu trúc) của một vật thể trong sự chuyển động theo một hướng nhất định, thường là do một một áp lực nào đó thúc đẩy. Nó cũng nói lên cái bản chất, hoặc cái thần của vật thể đó.

Chẳng hạn như: những cây cói mọc ở bờ sông Nil (Ai Cập), thân thẳng đứng, mọc song song, sát nhau, mặc dầu đứng im nhưng cũng tạo nên một nhịp điệu thẳng đứng, cũng như cây tre trước gió, lá tre bị thổi bạt theo một hướng, cũng tạo nên nhịp điệu. Mỗi loài hoa, mỗi loài cây cỏ, đều có một cấu trúc đặc thù, do đó mỗi loài đều có một hình dạng và một nhịp điệu riêng biệt. Cấu trúc của cây táo, chẳng hạn, khác với cấu trúc của một cây sung; hình dạng và nhịp điệu của cây đa khác với hình dạng và nhịp điệu của cây gạo, v.v...

Cả hai khái niệm tỉ lệ và nhịp điệu đều đã được người Ai Cập biết đến ngay từ lúc khởi đầu của các nền nghệ thuật kiến trúc và điêu khắc, muộn nhất là ở thiên niên kỷ II tr. C.N., mặc dầu những khái niệm này chưa được lý thuyết hoá một cách rõ ràng, ngoại trừ những con số vàng (hay tỉ lệ vàng – còn được gọi là proportio divina, chữ của Luca Pacioli, một nhà tu hành người Ý, 1509 – Từ này rất có thể đã được chính Leonardo da Vinci sử dụng cùng vào thời kỳ này. Tỉ lệ vàng cho phép chia một đoạn thẳng ra làm hai phần không bằng nhau, theo một tỉ lệ chính xác; xuất xứ của nó là hình tam giác vuông, mà một cạnh dài bằng 1/2 cạnh kia... Chúng ta sẽ không đi sâu thêm vào chi tiết này, chỉ cần biết rằng, tỉ lệ vàng đã được áp dụng rất nhiều trong kiến trúc và điêu khắc, không chỉ ở Ai Cập mà còn ở Hy Lạp vào thời cổ đại.

Ngoài ra, người Ai Cập cũng đã sáng tạo ra một thang tỉ lệ, kẻ ô vuông, lấy cơ thể của con người làm điểm xuất phát: chiều dài của bàn tay người bằng 2 ô vuông. Chiều cao của thân thể con người bằng 18 ô vuông.

Về nhịp điệu, người Ai Cập cổ đại đã biết đến nhịp điệu của những đường song song thẳng đứng, cũng như những chuỗi người và vật di chuyển theo chiều ngang. Còn nhiều khái niệm thẩm mỹ quan trọng khác đã có ảnh hưởng đến các nền nghệ thuật của nhiều nền văn hoá đến sau, như cách thể hiện trên một mặt bằng thẳng đứng những hiện vật lẽ ra nằm ngang trên một mặt bàn, vì luật viễn cận khiến cho vật đằng trước che lấp vật đằng sau, con mắt người nhìn theo chiều ngang, không thể thấy rõ hết được.

Trong nền kiến trúc cổ đại Hy Lạp, tỉ lệ đã được quy ước hoá đến cao độ. Chúng ta biết rằng, kiến trúc của các ngôi đền cổ Hy Lạp đã được thiết kế dập theo những kích thước chuẩn, đã được đo đạc, tổng hợp, điều chỉnh và ghi chép lại rất tỉ mỉ từ những công trình kiến trúc cổ được coi là đẹp, từ tỉ lệ của các thức cột, đến các mô típ trang trí ở mặt tiền. Tuy nhiên, hệ thống tỉ lệ này cũng không phải là bất di bất dịch. Ở thời kỳ cổ điển (thế kỷ V tr. C.N.), tỉ lệ của các thức cột có khác với tỉ lệ ở thời kỳ sơ khai (thế kỷ VI - VII tr.C.N.). So sánh ngôi đền Parthénon (thế kỷ V tr.C.N.), ở Acropole, Athènes, với ngôi đền ở Paestum (thế kỷ VII tr. C.N.), thuộc địa cũ của Hy Lạp (nay thuộc nước Ý), người ta thấy vẻ đẹp của hai ngôi đền khác hẳn nhau. Đối với con mắt của người ngày nay, thì cái đẹp sơ khai đôi khi lại độc đáo, đậm đà hơn cái đẹp cổ điển, trong kiến trúc cũng như trong điêu khắc.



Tỉ lệ đã đóng một vai trò quan trọng trong các nền kiến trúc Ai Cập và Hy Lạp cổ đại. Trong kiến trúc Ai Cập, do tính chất hoành tráng và thiêng liêng của các công trình, các thức cột cũng được quan niệm trong tinh thần này. Các nghệ sĩ Ai Cập đã sáng tạo ra những hàng cột vĩ đại, với những gối cột dựa theo mẫu mực có sẵn trong môi trường thiên nhiên của vùng sông Nil: đó là hình tượng cây cói thân thẳng, mọc ở bờ sông này, cây cói mà người Ai Cập cổ đại dùng làm nguyên liệu để sản xuất ra giấy.

Người Hy Lạp cổ đại chắc hẳn đã học được ở nền văn hoá Ai Cập quan niệm về các thức cột này, nhưng đã khai thác nó một cách khác, với những tỉ lệ khiêm tốn hơn, phù hợp với kích thước con người hơn, lược bỏ những ý nghĩa tượng trưng có tính chất thần bí, đồng thời kiến trúc của người Hy Lạp cổ cũng logich hơn, sáng sủa và tiện dụng hơn. Những hàng cột xung quanh các ngôi đền Hy Lạp, tạo ra một không gian cách ly và che mưa nắng, chính là một mẫu mực cho các nền kiến trúc ở phương Tây sau này trong nhiều thế kỷ.


Đền Parthénon, trên đỉnh Acropole (Athènes, Hy Lạp, thế kỷ V tr.C.N.)

Truyền thống thức cột sẽ còn đeo đẳng nền kiến trúc ở phương Tây mãi cho đến tận ngày nay, với phong cách tân cổ điển.

Nền kiến trúc Hy Lạp - La Mã, mà ta quen gọi là Hy-La, đã được chuẩn hoá đến triệt để. Người đầu tiên đã có công sắp xếp, ghi chép lại các tiêu chuẩn và quy ước là Vitruvius, một kiến trúc sư người La Mã sống ở thế kỷ I tr. C.N. Đến thế kỷ XVI, những tiêu chuẩn và quy ước này lại được Vignole, một kiến trúc sư người Ý cải biên lại, và tác phẩm của Vignole sau này sẽ là ngọn đuốc soi đường cho nhiều thế hệ kiến trúc sư cổ điển ở phương Tây, trong suốt mấy thế kỷ.

Tầm quan trọng của yếu tố nhịp điệu

Nền kiến trúc của Ai Cập cổ đại và của hai nền văn hoá Hy-La cổ đại, với những thức cột, và nói chung, với những hình khối vuông góc - thi thoảng về sau này mới có những vòm cuốn - sở dĩ đã lưu truyền được mãi cho đến chúng ta, chủ yếu là do, trong nhiều thế kỷ, kỹ thuật và khoa học xây dựng chưa phát triển, vật liệu duy nhất là gỗ, đá, gạch, đất, v.v... Vòm cuốn xây bằng những vật liệu truyền thống và kỹ thuật sơ khai chỉ đạt được những kích thước rất giới hạn. Do đó, hình khối và thẩm mỹ kiến trúc trong những thời kỳ này đã phụ thuộc hoàn toàn vào giới hạn của vật liệu xây dựng và của các phương tiện kỹ thuật. Người ta không làm sao thoát ra khỏi được sự khống chế của những điều kiện tự nhiên, cho nên kỹ thuật xây dựng chủ yếu là kỹ thuật rầm cột (tải trọng được truyền xuống tới móng theo đường thẳng đứng, theo hệ thống rầm cột và tường chịu lực), và thẩm mỹ kiến trúc, nhất là ở những công trình có kích thước lớn, chủ yếu là thẩm mỹ của góc vuông và của đường thẳng “thước thợ”.


Colosseum

Bởi vậy, đem khái niệm tỉ lệ áp dụng vào hệ thống thức cột và các không gian kiến trúc bên ngoài và bên trong của một công trình, là điều duy nhất mà người xưa có thể làm được vào những thời ấy về mặt thẩm mỹ.

Nếu tỉ lệ là một yếu tố của cái đẹp tĩnh, thì nhịp điệu là yếu tố của cái đẹp động, nó nói lên sự chuyển động, và một cách chung hơn, sự sinh động, hay sự sống. Cái đẹp của cây đa là cái đẹp tĩnh, cái đẹp của ký hiệu. Trong khi cái đẹp của cây tre trước gió, là cái đẹp của nhịp điệu.

Tuy nhiên, những hàng cột, dù cho là ở Karnak (Ai Cập), hay ở Acropole, Athènes (Hy Lạp), với những đường rãnh được khắc trên mặt cột để bắt nắng một cách sinh động, đều là những biểu hiện bước đầu của sự áp dụng khái niệm nhịp điệu trong kiến trúc.

Khái niệm nhịp điệu ngày càng phổ biến cùng với sự phát triển của các nền kiến trúc ở phương Tây, bắt đầu từ thời trung cổ, trải qua các nền kiến trúc Roman, và nhất là Gothic, với những hàng cột chống thẳng đứng cao vút, cùng các đường vòm cong ở bên trong nhà thờ, và các vòm chống ở bên ngoài. Kiến trúc Gothic có thể được coi là nền kiến trúc giàu nhịp điệu nhất, ở bên ngoài cũng như bên trong, nhờ ở chính cái cấu trúc của nó.

Kiến trúc Baroque và Rococo cũng là những nền kiến trúc giàu nhịp điệu, và mặc dầu đó chỉ là nhịp điệu của các chi tiết trang trí, chứ không phải là của cấu trúc, nhưng nó đã đem đến cho các công trình một sự sinh động mà ít nền kiến trúc nào có thể đạt được.


Capitol, Rome - scheme by Michelangelo

Nhịp điệu cũng là một nét nổi trội trong các nền kiến trúc Hồi giáo, sử dụng vòm cuốn một cách phổ biến, như ở các nước Trung Cận Đông, Ấn Độ Hồi giáo, Bắc Phi, Tây Ban Nha (đặc biệt là Andalousie, vùng ảnh hưởng mạnh nhất của nền văn hoá Hồi giáo của người Ả Rập trong nhiều thế kỷ).

Phải chờ đến cuối thế kỷ XIX, đầu thế kỷ XX, khái niệm nhịp điệu mới thực sự có điều kiện để nảy nở và để được áp dụng một cách rộng rãi trong hội hoạ, điêu khắc, cũng như trong kiến trúc, một mặt với sự ra đời của nền hội hoạ hiện đại, mặt khác, trong lãnh vực kiến trúc, với sự ra đời của các vật liệu mới (bê tông, sắt thép, v.v.) và các kỹ thuật xây dựng mới, với cách tính toán kết cấu theo những phương pháp hiện đại, sau này lại còn nhờ vào những máy vi tính tối tân nhất và những hiểu biết khoa học mới nhất về vật liệu xây dựng.

Kỹ thuật vòm mỏng bằng bê tông cốt sắt cũng như các kỹ thuật cấu trúc nhẹ bằng khung sắt thép ngày càng phát triển trong những thập niên cuối của thế kỷ XX. Lần đầu tiên, người ta đã thực hiện được những công trình mà trước đây không bao giờ mơ tưởng tới được, những công trình mà trong đó, nhịp điệu là nét nổi bật nhất.

Ở trên, chúng ta đã nêu lên hai thí dụ điển hình là: cung Opera ở Sydney, tác phẩm của KTS Jorn Utzon (1956-76) và viện bảo tàng Guggenheim ở Bilbao, do KTS Gerhy thiết kế (1991-97). Đương nhiên, trong nền kiến trúc đương đại không chỉ có hai tác phẩm ấy.


Islamic architecture

Có thể nói rằng, trong kiến trúc, về phương diện thẩm mỹ thuần tuý, cả hai khái niệm tỉ lệ và nhịp điệu đã được người xưa khám phá ra ngay từ thời cổ đại ở các nền văn hoá Lưỡng Hà, Ai Cập, và Hy Lạp, nhưng về phương diện kỹ thuật, thì từ kỹ thuật rầm cột đến kỹ thuật kết cấu vòm mỏng bêtông, hay kết cấu khung sắt thép nhẹ, nhân loại đã phải trải qua trên dưới 3.500 năm.

Điều không thể tưởng tượng được, mặc dầu suy cho cùng, thì cũng chỉ là logic, là cái nền kiến trúc dựa trên các thức cột và tỉ lệ ấy, đã kéo dài ngần ấy thế kỷ dưới nhiều hình thức biến tướng, và trải qua nhiều thời kỳ nghệ thuật, mà đến nay vẫn chưa chấm dứt được! Sở dĩ như vậy, là vì trong kiến trúc, không chỉ có vấn đề thẩm mỹ như hội hoạ, hay điêu khắc, mà còn có vừa cả vấn đề kỹ thuật lẫn kinh tế.

Ngay cả ngày nay, hoạ hoằn lắm, người ta mới có được một vài công trình mà thẩm mỹ thiên về nhịp điệu. Nhưng đó chỉ là những trường hợp ngoại lệ, vì những lý do kỹ thuật và kinh tế kể trên.

Nhìn dưới góc cạnh này, cung Opera ở Sydney do Jorn Utzon thiết kế quả là đã đi quá cái mức có thể thực hiện được so với trình độ kỹ thuật ở thời của Jorn Utzon. Ngược lại, ở viện bảo tàng Guggenheim ở Bilbao, tác phẩm của Frank O. Gerhy, tác giả đã dung hoà được thẩm mỹ hiện đại và kỹ thuật tân tiến một cách chừng mực hơn để đạt hiệu quả tối ưu.

Văn Ngọc / Tia Sáng

phuongk32
Kiến Sơ Sinh
Kiến Sơ Sinh

Bài viết : 34
Giới tính : Nữ
Points Points : 9

http://ashui.com

Về Đầu Trang Go down

"tỷ lệ và nhịp điệu" hai yếu tố cơ bản tạo nên vẻ đẹp của một công trình kiến trúc Empty Re: "tỷ lệ và nhịp điệu" hai yếu tố cơ bản tạo nên vẻ đẹp của một công trình kiến trúc

Bài gửi by phuongk32 25/04/10, 05:27 pm

mò mãi mà vẫn ko post được ảnh lên. mọi người thông cảm nha.

phuongk32
Kiến Sơ Sinh
Kiến Sơ Sinh

Bài viết : 34
Giới tính : Nữ
Points Points : 9

http://ashui.com

Về Đầu Trang Go down

"tỷ lệ và nhịp điệu" hai yếu tố cơ bản tạo nên vẻ đẹp của một công trình kiến trúc Empty Re: "tỷ lệ và nhịp điệu" hai yếu tố cơ bản tạo nên vẻ đẹp của một công trình kiến trúc

Bài gửi by FIRE ANT 25/04/10, 10:07 pm

luôn tiện đây mình nói cách post ảnh đơn giản nhất trong forum mình nhé.
đầu tiên click vào "host an image" hiện lên mục như ảnh dưới

"tỷ lệ và nhịp điệu" hai yếu tố cơ bản tạo nên vẻ đẹp của một công trình kiến trúc 47783642
______________________________________________________
"tỷ lệ và nhịp điệu" hai yếu tố cơ bản tạo nên vẻ đẹp của một công trình kiến trúc 96206119
chọn "duyệt" ta có hình sau
chọn ảnh của mình mún post rồi nhấn "open"

"tỷ lệ và nhịp điệu" hai yếu tố cơ bản tạo nên vẻ đẹp của một công trình kiến trúc 99850543
tiếp nhấn "host it!"
"tỷ lệ và nhịp điệu" hai yếu tố cơ bản tạo nên vẻ đẹp của một công trình kiến trúc 64429950
ta có trang mới như hình . các bạn coppy địa chỉ như hình rồi dán vào "image" và bấm "ok" ta có kết quả.
"tỷ lệ và nhịp điệu" hai yếu tố cơ bản tạo nên vẻ đẹp của một công trình kiến trúc 57616923
______________________________________________________
"tỷ lệ và nhịp điệu" hai yếu tố cơ bản tạo nên vẻ đẹp của một công trình kiến trúc 95979975
cảm ơn các bạn.chúc thành công . mỗi ngày forum mình sẻ từng bước trở thành nơi trao đổi kiến thức , thư giản,,, cho kiến.
FIRE ANT
FIRE ANT
Kiến Siêu Nhân
Kiến Siêu Nhân

Bài viết : 2085
Giới tính : Nam
status : chấp nhận để được đổi mới
Points Points : 1185

https://kienhue.forumvi.com

Về Đầu Trang Go down

"tỷ lệ và nhịp điệu" hai yếu tố cơ bản tạo nên vẻ đẹp của một công trình kiến trúc Empty Re: "tỷ lệ và nhịp điệu" hai yếu tố cơ bản tạo nên vẻ đẹp của một công trình kiến trúc

Bài gửi by Sponsored content


Sponsored content


Về Đầu Trang Go down

Về Đầu Trang

- Similar topics

 
Permissions in this forum:
Bạn không có quyền trả lời bài viết