Bạn có muốn phản ứng với tin nhắn này? Vui lòng đăng ký diễn đàn trong một vài cú nhấp chuột hoặc đăng nhập để tiếp tục.
Latest topics
» Mẫu Biệt Thự Đẹp Biệt Thự Cao Cấp Sang Trọng Hiện Đại 2017
by xathu 03/01/17, 03:01 pm

» Mẫu Biệt Thự Đẹp Biệt Thự Sân Vườn Hiện Đại Sang Trọng Xinh
by xathu 23/12/16, 01:51 pm

» Mẫu Biệt Thự Đẹp Thiết Kế Biệt Thự Phố Cổ Điển
by xathu 16/12/16, 02:36 pm

» Mẫu Biệt Thự Đẹp Thiết Kế Ngôi Biệt Thự Mini Xinh 2016
by xathu 12/12/16, 10:18 am

» Mẫu Biệt Thự Đẹp Các Thiết Kế Biệt Thự Tân Cổ Điển Cao Cấp 2016 Xinh
by xathu 02/12/16, 11:16 am

» Mẫu Nhà Phố Đẹp Tổng Hợp Mẫu Nhà Phố Đẹp 2 Mặt Tiền
by xathu 28/11/16, 01:53 pm

» Mẫu Biệt Thự Đẹp Tổng Hợp Biệt Thự Cổ Điển
by xathu 23/11/16, 10:39 am

» Mẫu Biệt Thự Đẹp Biệt Thự Cổ Điển Xinh 2016
by xathu 18/11/16, 01:45 pm

» Mẫu Biệt Thự Đẹp Thiết Kế Biệt Nghĩ Dưỡng Hiện Đại
by xathu 05/11/16, 11:29 am

» Mẫu Biệt Thự Đẹp Thiết Kế Biệt Thự Cổ Điển
by xathu 07/10/16, 03:20 pm

» Mẫu Biệt Thự Đẹp Biệt Thự Sang Trọng Xinh
by xathu 30/09/16, 01:54 pm

» bổ xung thư viện cad
by minh minh 22/09/16, 02:30 pm

» Mẫu Biệt Thự Đẹp Biệt Thự Sân Vườn Hiện Đại Xinh
by xathu 19/09/16, 03:37 pm

» Mẫu Nhà Phố Đẹp Thiết Kế Nhà Phố 3.8x16
by xathu 08/09/16, 10:53 am

» Những Mẫu Biệt Thự Đẹp Biệt Thự Cổ Điển Xinh
by xathu 25/08/16, 02:31 pm

» Nhà Phố 2 Mặt Tiền Xinh - Mẫu Nhà Phố Đẹp
by xathu 15/08/16, 03:51 pm

» Bộ thư viện ghép shop cho anh em làm đồ án đây. xúc nhanh nào
by lqhanh29 13/07/16, 03:13 pm

» Architecture: FORM, SPACE and ORDER (Kiến trúc HÌNH THỂ, KHÔNG GIAN và TRẬT TỰ)
by nguyên thanh duy 30/06/16, 03:15 pm

» Mẫu Nhà Phố 4x18 Đẹp
by xathu 21/06/16, 11:07 am

» Tổng Hợp Các Mẫu Biệt Thự Đẹp
by xathu 04/06/16, 10:58 am


Viết về Huế

Go down

20072010

Bài gửi 

Viết về Huế Empty Viết về Huế




Tôi sinh ra và lớn lên ở Huế. Với tất cả mọi người, ai cũng thế, sau quê hương lớn là tổ quốc Việt Nam, đều yêu và thích nói về quê hương nho nhỏ của mình, nơi đón tiếp mình từ lòng mẹ và cho mình những ấn tượng đầu tiên về thế giới. Hơn nữa, đó ại là một vùng đất hay được nhắc nhở và ngợi khen. Thực ra, sự nhắc nhở, ngợi khen về Huế qua những bài thơ, bài hát chắc làm cho khách phương xa lần đầu tới Huế không khỏi phần nào thất vọng, nhất là khi đặt chân xuống mặt đất Thừa Thiên vào lúc mười hai giờ trưa một ngày hè nắng gắt. Huế thiếu hẳn cái vẻ nhộn nhịp ồn ào của những đô thị lớn; các cửa hàng có kích thước xem ra bé nhỏ, những ngả tư vắng vẻ và yên ả, hoàn toàn không có những dòng xe hơi và xe gắn máy chạy thành luồng. Cho đến nay, dù đang được xây dựng để phát triển thành một thành phố du lịch cỡ quốc tế, Huế cũng không hề là nơi ăn chơi xa xỉ và không có cái vẻ phô trương rự rỡ. Thành phố ấy không lộng lãy hào nhoáng với người mới đến, với kẻ ghé qua, mà có cái sức thu hút lặng im và thấm thía với những người ở lâu cùng nó.
Ngày còn nhỏ, tôi chưa nhận thức được điều dó. Càng lớn lên, tôi mới dần dần cảm thấy cái sức hút âm thầm của Huế. Nhiều khi, tôi ước được thành họa sĩ để vẽ lại cái thần thái của quê hương mình. Tôi muốn vẽ được cả thần thái chứ không cần vẽ phong cảnh. Đã có rất nhieuf bức tranh về lăng Minh Mạng, lăng Tự Đức, Đại Nội, chùa Thiên Mụ…Đó là những bức tranh đẹp. Nhưng không hiểu sao tôi không thấy rung động trước những cảnh vàng son đó. Ước gì tôi biết vẽ, tôi sẽ vẽ lại làn sương trên dòng sông Hương và con thuyền mảnh mai đang từ từ ló ra khỏi cái khối trắng mờ đang trùm lên nó; tôi sẽ vẽ những nhịp cầu cong cong nho nhỏ bắc qua sông An Cựu, giữa những lá trúc hai bên bờ, cơn gió hắt hiu và và cả cái màu trời và nước mùa thu bàng bạc bao trùm lên tất cả; tôi sẽ vẽ cái màu nắng trong vắt lung linh lọc qua những cành sứ nhỏ đầy hoa trắng, vẽ cả mùi thơm ngây ngất và cả ánh phản chiếu giữa màu hoa với màu áo trắng , màu nắng và màu mắt thiếu nữ; rồi biết đâu tôi sẽ vẽ cả tiếng chuông chùa thăm thẳm trong đêm yên lặng…khi trong lòng tôi nhem nhóm cái ước mơ không bao giờ thành tựu ấy, thì tôi chợt hiểu ra rằng vẻ đẹp của Huế không dừng lại ở phong cảnh, mà là vẻ đẹp của cảnh tượng, đẹp trong từng khoảnh khắc, ở nơi này hoặc nơi kia, lúc này hoặc lúc khác; cũng như cái duyên thầm của một cô gái lúc thì hiện ra ở ánh mắt nụ cười, lúc ở một câu nói hay một thoáng buồng vui; cái duyên ấy không chụp ảnh lại được mà chỉ nắm bắt được bắng tất cả tâm hồn. Tôi phục Hàn Mạc Tử khi ông viết bài thơ về thôn Vĩ Dạ “ mơ khách đường xa, khách đường xa. Áo em trắng quá nhìn không ra. Ở đây sương khói mờ nhân ảnh, ai biết tình ai có đậm đà “ . Bài thơ không có một chữ mô tê răng rứa nào, cũng không nhắc gì đến sông Hương núi Ngự, mà sao bàng bạc dầy chất Huế như thế ? Hàn Mạc Tử không phải người Huế, nhưng ông đối với Huế thực là người tri kỷ, ông đã nắm bắt được cái thần của Huế bằng tất cả tâm hồn của người yêu cái đẹp, yêu thơ.
Hóa ra ở thành phố ấy tầm vóc cái đẹp không đo bằng chiều cao, chiều rộng mà ở chiều sâu, một chiều sâu của mấy trăm năm văn hóa. Người Huế hơi bảo thủ, tính vảo thủ này có cái hay mà cũng có cái dở , cái rất dở, nhưng biểu hiện rõ rệt nhất và dễ thương nhất của nó là chỗ ở đây những thói quen có được bảo tồn khá bền vững. Đã hàng trăm năm tiếp xúc với văn minh Tây phương mà cưới sinh người ta vẫn chưa bỏ và chắc sẽ không bao giờ bỏ buồng cau mâm trầu, đôi đèn, cặp lộng, ngày mới cưới, vợ chồng vẫn ăn chung dĩa muối, chén gừng để “ tay nâng dĩa muối chén gừng, gừng cay muối mặn xin đừng phụ nhau “ Đi mua củ gừng, người bán đặt xuống đất cho mình nhặt, không dám trao tay, sợ trao cho nhau cay đắng. Mở hàng “mai xưa” cho ai , người ta vẫn cố chọn đồng tiền lành lặn tử tế để trả, người bán hàng vừa nhận tiền vừa xuýt xoa “The thía lành vía tốt tiền, người hiền tiền tốt” ,“ cả người bán lẫn người mua đều chia sẽ một niềm phán khởi, hy vọng một ngày mới buôn may bắn đắt. Cho đến bây giờ, “ đến hăm ba tháng năm, người ta vẫn sữa soạn cỗ cúng để kỷ niệm ngày kinh đô thất thủ đã cách một thế kỷ; lúc nào trên mâm cúng cũng có đậu phụng, khoai luộc, cơm hoặc xôi nắm, là những thứ chuẩn bị cho người đi xa. Tựa hồ ta vẫn còn thấy lẫn quất mãi ở mấy cửa thành hình ảnh những bà con chạy giặc, chen nhau, xéo nhau, trúng đạn ngã xuống đó, chết xuống suối vàng mà vẫn còn sợ, còn đói, còn nhếc nhác lang thang,…Người Huế giữ bền những kỷ niệm cũ và duy trì những niềm tin hơi huyền hoặc; chất huyền hoặc ấy là ảo, nhưng nó làm cuộc đời thêm nhiều thú vị; tôi nhớ đến những ngày còn nhỏ, mỗi lần tết đến, tất cả trẻ con trong nhà từ giao thừa trở đi đều rón rén, thận trọng, vì cứ tin rằng hễ làm vỡ cái gì là suốt năm sẽ toàn đổ với vỡ, hễ trượt chân vấp ngã thì sẽ cứ ngã oanh oách suốt năm. Càng lớn lên, những niềm tin huyền hoặc ấy càng hai dần, chúng tôi không còn lo lắng vì những điều không có thực ấy nữa; nhưng cũng từ ấy cái tết không còn gợi nên bao hy vọng đợi chờ và cũng bớt dần tính chất thiêng liêng của nó. Có lẽ vì thế mà giữa thời đại của tên lửa, phim và truyện thần tiên vẫn còn nguyên vẹn sức hấp dẫn; bởi vì một chút chất huyền thoại chẳng hại gì ai nếu không phải làm cho cuộc sống đỡ đi bao phần trơ trụi khô khan; hơn nữa những huyền thoại bao giờ cũng dầy ý nghĩa sâu xa, chúng đặt ra những ẩn số lớn lao cho cuộc sống con người, những ẩn số mà khoa học đã đã hướng tới để nhận làm mục tiêu vĩnh cửu của mình. Vì thế, dù có đi đến tận thế kỷ hai mươi mốt hay ba mươi mốt, bằng tàu tốc hành hay bằng hỏa tiễn, tôi vẫn mơ ước được được mang theo tất cả cái chất huyền thoại đã nươi dưỡng mình từ tấm bé.
*
* *
Nhưng có lẽ tôi cũng chẳng nên quá sa đà về chất huyền hoặc của Huế quá, nếu không ắt có người phải lo lắng cho rằng nó xa vời với những tôn chỉ sáng tác mới tức là phải phản ánh hiện thực sản xuất, chiến đấu…Thực ra, điều khá lạ kỳ là vùng đất ấy với cả thiên nhiên và con người hàm chứa nhiều khía cạnh cực đoan và mâu thuẩn với nhau : phong cảnh nhẹ nhàng, tươi đẹp mà khí hậu thì mưa nắng bất thường và luôn luôn hứa hẹn hiện tai khủng khiếp ; ngôn ngữ được tiếng là nhỏ nhẹ, dịu dàng, nhưng đến lúc mỉa mai, chua xót nào the thía, xót xáy bằng giọng các bà cô xứ Huế. Người phụ nũ Huế yểu điệu trong thơ Nam Trân “ Cô gái Kim Luông yểu điệu chèo” đã chẳng từng nổi tiếng ghê gớm qua vở chèo Tuần Ty đào Huế đó sao? Ở quê tôi có truyện vè Mã Long Mã Phụng, bài vè “Ruột” của người Huế. Đoạn đầu bài vè ca ngợi đạo hiếu, trung, tứ đức tam tòng, phong kiến ra phết. Nhưng đến giữa bài vè thì một ông Thám Hoa con quan đầu triều đã cả gan từ chối một nàng công chúa để lấy cô gái ăn mày ở cội cây đa! Có lẽ không tác phẩm nào, dù giàu tính chiến đấu nhất trong thời đại phong kiến dám dựng nên một tình huống phản phong cực điểm như thế. Cho nên có gì là lạ, nếu quê hương của những câu hò mái đẩy “ đò ai trôi nước, cho tôi lướt đến cùng, chiều đã về trời đất mông lung, có phải duyên nhau thì xích lại cho đỡ não nùng tiếng sương “, cũng chính là nơi vua Hàm Nghi xuất bôn, rời bỏ ngai vàng đi chiến đấu để rồi chấp nhận đi đầy, vua Duy Tân đi đày, vua Thành Thái di đày, vua Duy Tân di đày, Hoàng hậu vợ vua Duy Tân tình nguyện theo chồng đến nơi biệt xứ trước khi trở lại Huế làm một người dân lao động; cũng là vùng đất “Quê mẹ” da diết, thấm thía ngậm ngùi của Thanh Tịnh lại chính là nơi “ mặt trời chân lý chói qua tim” cả một thế hệ cùng ra đi theo bước chân của “anh Lưu, anh Điểu”. Huế của thơ, của mộng và Huế của đấu tranh bao giờ cũng là một : đó chỉ là hai khía cạnh của một tâm hồn, bề ngoài mâu thuẩn nhau nhưng bên trong thì thống nhất
avatar
Simhapura_Nanđin
Kiến Sơ Sinh
Kiến Sơ Sinh

Bài viết : 11
Giới tính : Nam
Points Points : 15

http://www.husc.hueuni.edu.vn

Về Đầu Trang Go down

Share this post on: reddit

Viết về Huế :: Comments

avatar

Bài gửi 20/07/10, 08:42 pm by Simhapura_Nanđin

và nguyên nhân của sự thống nhất đó vẫn là một cái gì đó khó giải thích, một bí ẩn mà Huế giữ lạ để làm nên sự sâu thẳm của chính mình.
Càng lớn lên với Huế, tôi càng cảm thấy rõ sự đa dạng của thành phố nhỏ bé và thấy viết về quê hương mình không đơn giản. Mỗi người nhìn Huế đưới một góc cạnh khác nhau. Có người thấy dòng sông của Huế buồn tha thiết “ Suối dải sông Hương nước thở dài” Nhưng dưới con mắt Cao Bá Quát thì dáng hình của con sông lại là “ Trường giang như kiếm lập thanh thiên”. Trong thời kỳ đất nước bị chia cắt, trong khi các tác giả nữ của miền Nam như Nhã Ca, Túy Hồng khai thác Huế qua sự tàn tạ, hấp hối của giai cấp và của đạo lý phong kiến đã suy đồi, khai thác hình ảnh người phụ nũ Huế dưới khía cạnh ức chế và bùng nổ, thì các tác giả trong phong trào thanh niên Huế đấu tranh nhìn thấy Huế qua những mặt đường khát vọng, nơi nhem nhóm ngọn lửa nóng bỏng từ những tâm hồn trẻ trung, tiết tháo và sống vì lý tưởng. Thành thử không phải chỉ có một Huế; Huế tao nãh và cổ kính trong thi ca cổ điển; Huế dịu ngọt, man mát, da diết trong ca hò dân gian; Huế mờ ảo, nhẹ nhàng lãng mạn trong thơ mới; Huế cách mạng thừ ấy trong thời kháng chiến chống Pháp và chống Mỹ. Có nhiều Huế, mà lại chỉ là một Huế, chỉ một chất tữ tình sâu lắng vốn đã có từ thuở bắt đầu có sông Hương, núi Ngự. Cũng chỉ là một màu áo trắng mà trong thơ Hàn Mạc Tử xa xôi, mờ ảo, gợi nên bao thương cảm ; đến thơ thời chống Mỹ ta gặp lại màu áo trắng ấy giữa lựu đạn, kẽm gai giữa mùa đấu tranh sôi sục:
Ôi gió từ phái nào thổi lại
Chỉ biết áo em bay về phía anh
Biết rằng em đang đi tới
Không có gì là chờ đợi,
Mọi cái đều là phía trước,
Như hạnh phúc cuốn hút mọi người…
Vì sáng mai nay
Say sưa,
Ta ra trận bằng màu áo trắng…

Một vài bạn ở Bắc vào thường hỏi tôi : cô có nghĩ là cần duy trì một giọng văn riêng của Huế không? Tôi nghĩ là có :văn là người, mà người thì sinh ra giữa núi sông. Nhưng sẽ rất lố bịt nếu giữa thời đại ngày nay khoảng cách giữa dân tộc, chủng tộc cũng đang dần dần dần thu ngắn lại, mà chúng ta lại cứ cố chăm chăm tạo cho mình một sắc thái địa phương biệt lập với các địa phương khác, với cái tâm lý của cong người cổ lỗ sinh ra trong một nèn kinh tế kiểu tự câp tự túc. Cho nên, nếu có giữ gìn cái chất Huế trong văn chương, là trong cái ý nghĩ rằng văn học của dân tộc cần phải mang nhiều sắc thái khác nhau, và nếu Hà Nội đẹp, Sài Gòn đẹp,Quảng Nam đẹp, Đà Lạt dẹp, Huế cũng đẹp, và những vẻ đẹp đó cùng được giữ gìn với tất cả sắc thái riêng của từng quê hương, thì tổ quốc ta sẽ phong phú biết bao.
Với chúng tôi, những người cầm bút thuộc “ thế hệ thứ tư” như một cây bút phê bình đã gọi, trước mắt chúng tôi có một Huế mới, Huế bây giờ .Viết gì về quê hương mình đây? Nhiều khi thật băn khoăn khi trước mình văn chương về Huế và của Huế đã có một độ dày thăm thẳm, với những tên tuổi và tác phẩm đã đi vào văn học sử cả ; các bận tiền bối và đần anh đã viết nhiều, mà toàn viết hay ! Thế nhưng đó là Huế ngày xưa thơ mộng, Huế từ ấy đấu tranh còn Huế bây giờ, Huế trong cuộc đời hiện tại thì sao? Đôi lần thực không khỏi nghĩ vẫn vơ : khắp nơi người ta đang băn khoăn về vấn đề nóng bỏng là vấn đề cây dựng nền kinh tế mới hiện đại ; khó khăn lâu rồi, bây giờ ai cũng quan tâm trước nhất –một mối quan tâm hầu như lấn át hết cả tâm trí mọi người – là làm sao nước giàu, dân sướng, tóm lại thì cũng là vấn đề kinh tế mà Huế thì có bao giờ là mũi nhọn về kinh tế đâu? khắp các tác phẩm người ta đang đua nhau xây dựng hình ảnh người thợ máy vào ca, anh thủy thủ ra biển, cô công nhân nông trường với những chiếc máy cày mới tinh…Giữa tiếng máy nổ giòn, trong không khí sản xuất tưng bừng ấy, tiếng hò nhỏ nhẹ trên sông Hương có phải là quá lạc điệu, cũ kỹ hay không? Nhưng ngược lại, nếu đưa một cỗ máy cho chạy ầm ầm ở ngay cầu Trương Tiền thì Huế cũng đâu có vì thế mà đùng một cái trở thành Huế mới? Một tình trạng mà chúng tôi thường gặp phải khi thể hiện Huế bây giờ, là hoặc khoác cho Huế cái áo đẹp nhưng đã cũ xưa, hoặc là quàng cho Huế cái áo mới, áo “mốt”,nhưng lại là loại áo sản xuất đồng loạt tại cửa hàng, có thể trùm lên bất cứ ai và không làm nổi bật thần thái của người mặc.
Thiết tưởng trong sản xuất, việc sản phẩm xuất hiện nahnh nhiều và đông loạt là điều đáng mừng, nhưng trong sáng tạo nghệ thuật, sự đồng loạt hóa phải được xem là một thảm họa lớn lao, bởi vì nó là sự cáo chung của chính nghệ thuật. Cũng cùng phản ánh xã hội Liên xô trong quá trình tiến lên chủ nghĩa xã hội, Ghenman chọn viết về những công nhân trong các xí nghiệp, công ty, nhà máy; Aimatốp lại viết về những người dân du mục trên thảo nguyên. Không phải vì thế mà Aimatốp kém hiện đại hơn Ghenman, cũng không phải vì thế mà quá trình chuyển biến của xã hội Liên xô trong Vĩnh biệt Gulxarư được phản ánh kém phần sinh động hươn trong “Tiền thưởng” hay “Biên bản một cuộc họp, vậy thì cái quan trọng không phải là những bức phông mà là do chiều sâu của tư tưởng, tình cảm và mức độ khái quát của hình tượng. Bởi vì sau tất cả những câu chuyện về nhà máy, nông trường, chiến trường…kia, sau những vấn đề thời sự, nóng hổi, kịp thời….cốt lõi của mọi tác phẩm là vấn dề con người: con người chiến đấu vì bản thân và vì cuộc sống, để với tới những chân trời mới mẻ khát vọng.
Mười năm qua, dất nuuwosc đã trỉa qua bao nhiêu sự kiện; cuộc sống hằng nagyf cuốn hút chúng ta vào bao nhiêu hình ảnh, bao nhiêu công việc dồn dập, linh tinh, muôn màu muôn vẻ; chúng ta tiếp xúc với bao nhiêu hạng người, bao nhiêu quan điểm, phán đoán khác nhau nhau, trái ngược nhau trước từng vấn đề của đời sống. Chúng ta phải tự quan sát, theo dõi tất cả những hình ảnh vô cùng đa dạng ấy, bằng tai mắt và tâm hồn của chính mình, gạt bỏ mọi thành kiến và ảo giác để tự mình vẽ lại bức trnah toàn cảnh của thời hiện đại. Trong bức tranh ấy, tính chất chủ yếu là sự chuyển biến: chuyển từ chia cắt sang thống nhất từ chiến tranh sang hòa bình, chuyển biến trong sản xuất trong quản lý, trong quan niệm đại dức, trong niềm tin, trong cách sống và lối sống…Hệ quả của sự chuyển biến ấy là những xung đột căng thẳng giữa những con người: giữa già và trẻ, cũ và mwois, bảo thủ và tiến bộ, Bắc và Nam,…ở cuối con đường của xung đột mới là sự thống nhất thực sự trong lòng người và sự đáp ứng cho khát vọng về hạnh phúc. Bức tranh ấy sẽ phải vô cùng sinh động, vì nó vẽ về sự chuyển động; nó vẽ một cái gì chưa định hình và đang định hình. Chính vì thế mà nó luôn dành một khoảng trống cho niềm hy vọng về ngày mai ấy mà chúng ta đã sống, làm việc đấu tranh vượt qua sự nghèo khổ, hiểu lầm và thành kiến.
Cái đang tiến- đó là đối tượng của chúng ta. Và cái chât Huế mới cũng chưa định hình, đó cũng là cái đang đến. Tất nhiên chất Huế mới sẽ không phải là chút phấn son tô điểm bên ngoài tác phẩm, cũng không phải một thứ trà mặn sen để chiêu đãi khách phương xa. Nó phải sinh ra từ cuộc đời máu thịt, từ sự phản ánh trung thực con người và cuộc đời, từ tình tự chung của dân tộc- và không loại trừ sắc thái độc đáo truyền thống địa phương.
Làn sương khói trên dòng Hương vẫn mãi mãi còn, đừng xua tan nó đi, mà cũng chẳng có cách nào xua tan được. Nhưng nỗi niềm của Huế thì mỗi khác. Chính vì thế mà sẽ còn nhiều lớp người tiếp nhau viết về Huế, cũng như mọi quê hương tươi đẹp trên đất nước. Liệu chúng ta có xứng đáng là người kế thừa của cha anh hay không ? Cũng có thể có, mà cũng có thể không. Tất cả còn chờ thời gian và nhiệt tình lao động của mỗi người. Dù sao, tôi tin rằng qua quá trình sang lọc, cây bút nào hay cây bút khác cso thể bị rơi rụng nhưng rồi bản sắc văn hóa của mỗi vùng đất sẽ tiếp tục nuôi dưỡng những thế hệ mới, để trong văn chương dáng hình của đất nước cứ trẻ mãi với thời gian .
Trần Thùy Mai

Về Đầu Trang Go down

ihateU

Bài gửi 20/07/10, 09:02 pm by ihateU

chữ nhiều qá :cuteonion36:

Về Đầu Trang Go down

rosebeast

Bài gửi 20/07/10, 09:27 pm by rosebeast

mà hok bik là ai nhỉ

Về Đầu Trang Go down

avatar

Bài gửi 20/07/10, 09:32 pm by Simhapura_Nanđin

ihateU đã viết:chữ nhiều qá :cuteonion36:
trong chữ có hồn đó, cứ đọc đi và ngẫm ngĩ sẽ thấm cho coi

p/s:đề nghị bạn cho tên thật vào chữ kýrosebeast

Về Đầu Trang Go down

JunLead

Bài gửi 20/07/10, 10:09 pm by JunLead

rosebeast đã viết:mà hok bik là ai nhỉ
Có đề tên dưới tề , Trần Thùy Mai

Về Đầu Trang Go down

murio(o_0)

Bài gửi 20/07/10, 10:44 pm by murio(o_0)

Simhapura_Nanđin
đã viết:
trong chữ có hồn đó, cứ đọc đi và ngẫm ngĩ sẽ thấm cho coi
Có lẽ hết đợt thi này họa may mới chịu khó đọc hết nhìu chữ "có hồn" như rứa

Về Đầu Trang Go down

FIRE ANT

Bài gửi 21/07/10, 06:09 am by FIRE ANT

chắc khi mô mạng rớt cầm điện thoại nằm chời vô đọc mới đưucoj. còn máy tính thì cịu rồi.
có cách mô giúp tập trung đọc không hè

Về Đầu Trang Go down

avatar

Bài gửi 21/07/10, 10:24 am by Simhapura_Nanđin

murio(o_0) đã viết:
Simhapura_Nanđin
đã viết:
trong chữ có hồn đó, cứ đọc đi và ngẫm ngĩ sẽ thấm cho coi
Có lẽ hết đợt thi này họa may mới chịu khó đọc hết nhìu chữ "có hồn" như rứa
đọc cho vui cho biết rứa thôi chứ đâu có phải học,mà học là quá trình để quên,quên cái cũ để tiếp thu cái mới

Về Đầu Trang Go down

ihateU

Bài gửi 21/07/10, 10:29 am by ihateU

trong chữ có hồn đó, cứ đọc đi và ngẫm ngĩ sẽ thấm cho coi
hồn mô chưa chộ chớ nhìn chữ tàon chữ ri 2 con mắt t đã muốn nhắm lại rùi .. .ít chữ mà hình minh họa nhìu còn dễ hiểu :cuteonion36:

Về Đầu Trang Go down

fireantdrumer

Bài gửi 21/07/10, 10:36 am by fireantdrumer

nhi thì chỉ đưuọc cái...

Về Đầu Trang Go down

avatar

Bài gửi 21/07/10, 10:37 am by Simhapura_Nanđin

ihateU đã viết:trong chữ có hồn đó, cứ đọc đi và ngẫm ngĩ sẽ thấm cho coi
hồn mô chưa chộ chớ nhìn chữ tàon chữ ri 2 con mắt t đã muốn nhắm lại rùi .. .ít chữ mà hình minh họa nhìu còn dễ hiểu :cuteonion36:
cái đó thì tùy you chứ đâu có vẽ ra được mà có tranh với ảnh, đưa mấy cái ảnh vô giống như quảng cáo rồi

Về Đầu Trang Go down

fireantdrumer

Bài gửi 21/07/10, 10:38 am by fireantdrumer

tớ thi cũng nhát thôi àh.

Về Đầu Trang Go down

avatar

Bài gửi 21/07/10, 10:46 am by Simhapura_Nanđin

fireantdrumer đã viết:tớ thi cũng nhát thôi àh.
sắp tới sẽ post bài viết của Phạm Phú Phong, nếu có nhã hứng thì đọc

Về Đầu Trang Go down

FIRE ANT

Bài gửi 21/07/10, 10:52 am by FIRE ANT

đưuọc àh
hè này luyện đọc thôi.kaak.nhác quá.àh mà simhaourhsojhf..là ai rứa.cái tên giống như là tiếng ngoại í

Về Đầu Trang Go down

zoro

Bài gửi 21/07/10, 11:06 am by zoro

tớ ủng hộ...mặc dù chưa đọc hêt hehe

Về Đầu Trang Go down

avatar

Bài gửi 21/07/10, 12:12 pm by Simhapura_Nanđin

FIRE ANT đã viết:đưuọc àh
hè này luyện đọc thôi.kaak.nhác quá.àh mà simhaourhsojhf..là ai rứa.cái tên giống như là tiếng ngoại í
đó ko phải là tiếng ngoại mà là tiếng mọi, đó là một kỷ niệm mà đã bị mã hóa bằng tiếng Chăm gồm một linh vật và một địa danh, cho dù dịch ra được cũng ko bít được ý nghĩa đâu

Về Đầu Trang Go down

FIRE ANT

Bài gửi 21/07/10, 12:14 pm by FIRE ANT

haha. bít chơ bởi thế mới gọi là tiwwngs ngoại"ngoại lai í.haha
vui hè. mà bác là ai thế

Về Đầu Trang Go down

avatar

Bài gửi 21/07/10, 12:17 pm by Simhapura_Nanđin

FIRE ANT đã viết:haha. bít chơ bởi thế mới gọi là tiwwngs ngoại"ngoại lai í.haha
vui hè. mà bác là ai thế
sao you bít mà gọi là bác, mà bác trai hay bác gái thì nói rõ ràng chơ.Thôi ko cần tiết lộ, bít ngang nớ dược rồi, bye you

Về Đầu Trang Go down

FIRE ANT

Bài gửi 21/07/10, 12:22 pm by FIRE ANT

haha. thế thì gọi là cu hi

Về Đầu Trang Go down

kiennghich

Bài gửi 16/04/11, 11:51 am by kiennghich

viết hay quá!!!!!!!!!
huế xưa và nay khác nhiều rồi

Về Đầu Trang Go down

FIRE ANT

Bài gửi 16/04/11, 04:34 pm by FIRE ANT

Simhapura_Nanđin đã viết:
trong chữ có hồn đó, cứ đọc đi và ngẫm ngĩ sẽ thấm cho coi

giờ mới có cơ hôi ngồi đọc bài viêt này dù nó cũng khá lâu rồi, nhưng chắc là chưa muộn, bài viết này hay , mình trân trọng những giá trị mà bạn viết, cảm ơn về bài viết của bạn,

Về Đầu Trang Go down

ballade

Bài gửi 02/03/12, 02:06 pm by ballade

bài viết khá hay và ý nghĩa. cảm ơn bài viết, dù đã lâu

Về Đầu Trang Go down

Bài gửi  by Sponsored content

Về Đầu Trang Go down

Về Đầu Trang

- Similar topics

 
Permissions in this forum:
Bạn không có quyền trả lời bài viết