Bạn có muốn phản ứng với tin nhắn này? Vui lòng đăng ký diễn đàn trong một vài cú nhấp chuột hoặc đăng nhập để tiếp tục.
Latest topics
» Mẫu Biệt Thự Đẹp Biệt Thự Cao Cấp Sang Trọng Hiện Đại 2017
by xathu 03/01/17, 03:01 pm

» Mẫu Biệt Thự Đẹp Biệt Thự Sân Vườn Hiện Đại Sang Trọng Xinh
by xathu 23/12/16, 01:51 pm

» Mẫu Biệt Thự Đẹp Thiết Kế Biệt Thự Phố Cổ Điển
by xathu 16/12/16, 02:36 pm

» Mẫu Biệt Thự Đẹp Thiết Kế Ngôi Biệt Thự Mini Xinh 2016
by xathu 12/12/16, 10:18 am

» Mẫu Biệt Thự Đẹp Các Thiết Kế Biệt Thự Tân Cổ Điển Cao Cấp 2016 Xinh
by xathu 02/12/16, 11:16 am

» Mẫu Nhà Phố Đẹp Tổng Hợp Mẫu Nhà Phố Đẹp 2 Mặt Tiền
by xathu 28/11/16, 01:53 pm

» Mẫu Biệt Thự Đẹp Tổng Hợp Biệt Thự Cổ Điển
by xathu 23/11/16, 10:39 am

» Mẫu Biệt Thự Đẹp Biệt Thự Cổ Điển Xinh 2016
by xathu 18/11/16, 01:45 pm

» Mẫu Biệt Thự Đẹp Thiết Kế Biệt Nghĩ Dưỡng Hiện Đại
by xathu 05/11/16, 11:29 am

» Mẫu Biệt Thự Đẹp Thiết Kế Biệt Thự Cổ Điển
by xathu 07/10/16, 03:20 pm

» Mẫu Biệt Thự Đẹp Biệt Thự Sang Trọng Xinh
by xathu 30/09/16, 01:54 pm

» bổ xung thư viện cad
by minh minh 22/09/16, 02:30 pm

» Mẫu Biệt Thự Đẹp Biệt Thự Sân Vườn Hiện Đại Xinh
by xathu 19/09/16, 03:37 pm

» Mẫu Nhà Phố Đẹp Thiết Kế Nhà Phố 3.8x16
by xathu 08/09/16, 10:53 am

» Những Mẫu Biệt Thự Đẹp Biệt Thự Cổ Điển Xinh
by xathu 25/08/16, 02:31 pm

» Nhà Phố 2 Mặt Tiền Xinh - Mẫu Nhà Phố Đẹp
by xathu 15/08/16, 03:51 pm

» Bộ thư viện ghép shop cho anh em làm đồ án đây. xúc nhanh nào
by lqhanh29 13/07/16, 03:13 pm

» Architecture: FORM, SPACE and ORDER (Kiến trúc HÌNH THỂ, KHÔNG GIAN và TRẬT TỰ)
by nguyên thanh duy 30/06/16, 03:15 pm

» Mẫu Nhà Phố 4x18 Đẹp
by xathu 21/06/16, 11:07 am

» Tổng Hợp Các Mẫu Biệt Thự Đẹp
by xathu 04/06/16, 10:58 am


Vài ý kiến về quy hoạch Huế

2 posters

Go down

Vài ý kiến về quy hoạch Huế Empty Vài ý kiến về quy hoạch Huế

Bài gửi by Simhapura_Nanđin 19/07/10, 08:37 pm

Với chiều dài lịch sử 350 năm xây dựng (kể từ 1636, năm chúa Nguyên Phúc Lan cắm đô Đàng Trong ở Kim Long), Huế đã được mô tả, bình luận dưới nhiều mặt, nhiều quan điểm khác nhau. Nhìn chung các ý kiến dành cho Huế vẫn là khen nhiều hơn chê. Điều đó chứng tỏ sức hấp dẫn của Huế đối với mọi người.
Gần đây, việc xây dựng Huế lại được đề cập trở lại sự quan tâm rộng rãi của dư luận: trong các công trình nghiên cứu khoa học (của cả UNESCO) trên báo chí, hội thảo và dư luận trong và ngoài nước.Cảm động nhất là sự quan tâm có trách nhiệm của kiều bào ta ở nước ngoài, từ đó đưa đến việc thành lập “Hội người yêu Huế” ở Pháp.
Các hiện tượng xã hội trên đây đã khiến người ta xích lại gần nhau hơn trong thái độ nhìn nhận đối với Huế,và từ đó có thể khẳng định một số quan điểm chính trên hướng xây dựng và phát triển thành phố Huế sắp đến. Trước hết, việc xây dựng Huế không phải là trách nhiệm riêng của một số người, mà đòi hỏi sự đóng góp, sự tham gia và giám sát của công chúng.
Để việc xây dựng quy hoạch Huế hiện nay được đúng dắn, chúng ta cần có cái nhìn toàn diện, hiểu rõ ý đồ , quá trình xây dựng của người xưa và những đặc điểm , thành tựu của kiến trúc Huế đã được thử thách qua thời gian.
Huế là một tác phẩm của nghệ thuật kiến trúc đô thị,”một bài thơ đô thị tuyệt tác” được thực hiện qua nhiều thế hệ và thế kỷ.
Huế đã được hình thành và phát triển qua nhều thế kỷ, nhiều giai đoạn chính trị-xã hội khác nhau ; nền móng cơ bản đã được kiến thiết từ các thập kỷ đầu thời Nguyễn “giữa thế kỷ XVIII đến đầu XIX là giai đoạn độc đáo của lịch sử nước nhà, là thời kỳ phát triển cao nhất của trí tuệ khai phóng Việt Nam, thế kỷ sục sôi hành động của những anh hùng áo vải, của những tâm hồn khát vọng tự do, “ bay thẳng cánh tới muôn trùng Vân Hán –phá vòng vây bạn với kim ô”, “ thế kỷ của những nhà tư tưởng, văn hóa, khoa học và cả thế kỷ của những nhà buôn lớn bắt đầu khoe sức mạnh đồng tiền “ …dẫu sao họ (nhà Nguyễn ) cũng là một tập đoàn dựng cơ nghiệp qua chiến đấu, bởi thế bước dầu cũng có ít nhiều sinh lực, vả lại nhân dân cũng chán ghét chiến tranh, loạn lạc.Vì vậy xã hội Việt Nam đầu thế kỷ XIX cũng được sống ngót vài mươi năm tương đối ổn định. An cư lạc nghiệp là nguyện vọng rất lớn của mọi người, nguyện vọng đó biểu hiện ở kiến trúc. Chính những đặc trưng lớn nói trên của thời đại hòa hợp với tâm trạng, ước vọng của dân quan, đã để lại dấu ấn trên vẻ đẹp của kiến trúc Huế.
a) Đẹp trong quy hoạch tổng thể, cảnh quan lớn, tầm nhìn xa rộng:
Sau 8 lần thay đổi thủ phủ Đàng Trong ngót 180 năm(1558-1738) Gia Long đã cho soái xét lại toàn bộ đồ án quy hoạch xây dựng kinh đô một cách có hệ thống , toàn diện: vị trí cụ thể cũng như đồ án tổng thể đạt các yêu cầu sử dụng và mỹ quan, trước mắt và lâu dài do đó cho đến nay kiến trúc Huế không những không lạc hậu mà còn tạo điều kiện cho thành phố mới phát triển .
Nét ưu việt của kiến trúc kinh thành Huế là sự kết hợp chặt chẽ đầy trí tuệ giữa kiến trúc và thiên nhiên kéo thiên nhiên về phía mình để phục vụ cho quy hoạch. Sông Hương không chỉ là trục giao thông quốc phòng đường thủy nối liền với các cửa khẩu, mà còn là xương sống tạo nên vẻ đẹp của thành phố, hệ thống song ngòi và hồ vừa có chức năng bảo vệ thành trì (do dó mà gọi là hộ thành), vừa là trồng sen tạo nên vẻ đẹp yên tĩnh, sâu thẳm của thành phố từ hạ sang thu.Cũng trong ý đồ quy hoạch thông minh ấy, vùng rừng đồi Tây Nam Huế được dành cho quần thể kiến trúc lăng tẩm và những làng vườn kiểu trung du, đồng thời là phần đất dự trữ nhằm phát triển thành phố về sau.
Ở đây còn là …kết hợp của luật viễn cận khá hài hòa, đã tạo nên cho thành phố một trạng thái nội tâm vừa vững vàng, vừa bình yên. Cái thế “rồng cuốn hổ ngồi” của Tây Nam Huế (như Đại Nam Nhất Thống Chí đã mô tả), đã trở nên một yếu tố quy hoạch rất quý: không xa đến mờ thẳm, mà cũng không gần để phải tù túng, nó chỉ vừa phải để tạo phông cho tầm nhìn, tạo biên độ , tình cảm khá rộng, gắn liền thiên nhiên và kiến trúc, một quần thể nhất thống, sáng trưng trong vẻ đẹp: “thành xây khói biếc non phơi khói vàng” (Kiều).
b) Đẹp trong từng mảng kiến trúc xây dựng:
Thành công của nghệ thuật phối cảnh trên đây là thuộc tầm nhìn chiến lược. Đi vào giải quyết từng khu vực từng mảng xây dựng nghệ thuật kiến trúc Huế, càng thể hiện rõ nét tài ba của người xưa. Có cân nhắc chính xác, có tầm sâu suy nghĩ tạo nên được ấn tượng mạnh mẽ về chiều rộng của không gian, về sức bền của thế hệ. Kiến trúc Huế trước hết là tài năng tổng hợp của các bậc thầy xây dựng trong cả nước, phát huy kinh nghiệm và óc sáng tạo dân tộc trên cơ sở nghệ thuật kiến trúc đông phương.
Như một quy luật nội tại của cái đẹp nơi kiến trúc Huế, đối xứng và phá vỡ đối xứng vốn là hai mặt đối lập vừa cùng tồn tại, tạo ra thế cân xứng mới thiên về trực giác hơn là lý trí. Cho nên các công trình của kinh thành Huế dù chỉ vào cỡ vừa và nhỏ, nhưng trong tổng thể của chúng, kiến trúc của kinh thành vẫn bề thế vững vàng, tiêu biểu cho một triều đình phong kiến tập quyền của một quốc gia mạnh ở Đông Nam Á thời bấy giờ; mặt khác biểu hiện nét nhẹ nhàng khoáng đạt, văn hiến. Kinh thành Huế dài 11km, cao đến 6m, nhưng dưới mắt thường nhìn vẫn không cách xa với tầm vóc con người. Cũng nên lưu ý rằng quần thể kiến trúc cung đình Huế không chỉ dừng lại ở tư tưởng tôn quân đối với bản thân nhà vua, mà còn mở rộng ra khái niệm quốc gia –dân tộc.Vị trí kỳ đài (cột cờ) lại chiếm vị trí chính diện đồ sộ và cao nhất của quần thể. Ngọ môn nhấn mạnh ở tính đối ngoại: khối tích lớn, chất liệu nặng, dễ trầm mặc, nhưng nó vẫn tỏa ra vẻ trong sáng, linh hoạt của trí tuệ hơn là tính uy nghiêm của pháp quyền.
Kiến trúc dân gian:
Kiến trúc cung đình chiếm 520 hécta trong kinh thành 9 mà chủ yếu là trong hoàng thành) được xây dựng chủ yếu trong 33 năm (1803-1835). Sự đậm đặc về bố cục, về chất liệu vôi gạch, thấy khâm phục hơn là gợi cảm, còn lại mảng kiến trúc dân gian chiếm trên 2000 hécta, do quần chúng (trong đó có cả nhà kho, thầy đồ, thầy thuốc, quan lại hưu trí) xây dựng khoảng trên 200 năm thật là đáng trân trọng. Cảnh quan thiên nhiên như trên đã nói là cái khung chung , mà bao thế hệ nhân dân đã nắm bắt để đưa lại cho mảng kiến trúc này một chất thơ lặng lẽ, sâu kín.Vẻ đẹp của Huế không dừng lại ở phong cảnh, mà là vẻ đẹp cảnh tượng, đẹp trong khoảnh khắc, ở nơi này hoặc nơi kia, lúc này hoặc lúc khác …Khác với thành phố phát triển do yêu cầu công thương nghiệp, Huế vốn là thành phố quan liêu kết hợp với kiến trúc làng xã truyền thống văn hóa qua hàng thế kỷ nên nó có điều kiện để kế thừa truyền thống kiến trúc dân tộc. Đường sá, nhà cửa vườn tược không thẳng tắp, không cao rộng mà có cái gần gũi, thân mật “ cây cao bóng ngả qua rào…” Cây cảnh được bàn tay con người nâng lên thành chất văn hóa , kiến trúc nhà ở Huế, nay không chỉ dành cho chức năng sử dụng, mà có ý thể hiện lòng nhân ái, thể hiện quan hệ thân ái, gần gũi giữa con người với nhau. Điều đó phản ánh toàn diện gương mặt của một vùng đất.
*
* *
Kế thừa mọi di sản văn hóa và kiến trúc quý giá của dân tộc, những người có trách nhiệm trong việc xây dựng quy hoạch Huế hiện nay không thể dựa vào một số ý kiến chủ quan giản đơn và tùy tiện.
Công tác xây dựng và trùng tu Huế lâu nay thường gặp trở ngại xuất phát từ các quan niệm sau đây: hoặc coi vẻ đẹp Huế là một cái gì quá mong manh “ động vào vào sẽ mất, chạm hờ là tan” , động đến cái gì cũng sợ “làm phôi pha mất bộ mặt của Huế” ! để rồi cuối cùng không làm một cái gì cả ; hoặc coi Huế là một thành phố bảo tàng kiến trúc cổ, một vẻ đẹp đã thuộc về dĩ vãng, do đó không muốn bỏ công xây dựng lớn, không dám phát triển nhiều tiền, để nghệ thuật vốn đòi hỏi những thế hệ sau tiếp tục hoàn chỉnh, hoặc thông thường hơn, người ta đem cái to cao dù là thô kệch, cái “ hiện đại” dù là dễ dãi để thay vào cái thanh lịch và tinh tế của bản sắc nghệ thuật Huế.

Việc xây dựng Huế thành một thành phố văn hóa du lịch của cả nước còn phụ thuộc nhiều yếu tố kinh tế, kỷ thuật, lịch sử, khí hậu…Là người tham gia đồ án xây dựng này, tôi thấy rằng dù mô hình quy hoạch thành phố đã hoàn tất và trình Nhà nước phê chuẩn, nhưng đó chỉ mới là phần xương và thịt: phần hồn của nó hãy còn chờ đợi ở nghệ thuật kiến trúc. Trên cơ sở đã có và soát xét lại những tài liệu liên quan đến Huế xưa nay một cách có hệ thống, chúng ta có khả năng phát triển , khai thác trí tuệ của người xưa trong cách đặt vấn đề xây dựng, như khả năng khai thác thiên nhiên, nghệ thuật bố trí công trình…Phải tạo cho được một thế chiến lược toàn diện bằng một kết cấu hệ thống cơ sở vật chất cả kỷ thuật lẫn văn hóa và tự nhiên, đáp ứng yêu cầu trước mắt và lâu dài. Theo đồ án quy hoạch xây dựng Huế cho đến năm 2000, toàn bộ thành phố sau này chủ yếu vẫn nằm trong phạm vi thành phố đã có. Đây là một bức tranh trong đó từng mảng kiến trúc cổ (làng Vĩ Dạ, Kim Long, Tứ Tây, Nguyệt Biều) và các khu vực mới ( khu ở Thủy Trường , khu công nghiệp Thủy Dương…)sẽ dàn thế xen kẽ một cách liên tục. Từ đó trên toàn cảnh, Huế vẫn duy trì sự có mặt của nhiều thế hệ kiến trúc, trên mỗi loại kiến trúc vẫn đọng lại dấu ấn lich sử, văn hóa của một thời..
Trên cái ý niệm chung đó để giữ gìn vẻ đẹp tổng thể của bức tranh, các công trình xây dựng mới phải lấy cái đã có làm chuẩn, cái mới phải hài hòa với cái đã có, và sự hài hòa đó phải đạt một tỷ lệ phải chăng.
“ Hài hòa với những gì đã có” ( với ý nghĩa chung là tiền đề, là mô típ), điều này theo tôi phải được coi như một nguyên tắc để phát triển cái đẹp bởi vì Huế cũng một bài ca đang bỏ dỡ.
Chúng ta rất quý trọng lâu đài, lăng tẩm … song mặt khác mãnh đất lỗi lạc đã góp phần làm vẻ vang truyền thống lịch sử-văn hóa của đất kinh xưa, hãy còn vắng bóng nghệ thuật tượng đài, để gợi lại hình ảnh của những người yêu nước, cách mạng, các nhà văn, nhà thơ, nhà khoa học. Phải bổ sung vào những khoảng trống nói trên bằng một hệ thống nói trên bằng một hệ thống tượng đài thể hiện được truyền thống Phú Xuân, cây cảnh cổ và phát triển thêm hệ thống hệ thống cây xanh công viên và xây dựng lâm viên du ngoạn ở miền ngoại thành Tây Nam với diện rộng vài nghìn hécta ( vùng lăng tẩm) trong đó tạo thác nước, hồ cảnh, vườn bách thú, bách thảo, cũng như cần xây dựng ở thành phố một quảng tường rộng chứa 5-7 vạn người ( theo vị trí thích hợp) để vừa sử dụng vào các dịp lễ lớn, vừa tạo cảnh để bố trí tượng đài ở phía nam sông Hương nhằm tạo thế hài hòa trên tổng thể tượng đài chung của cả thành phố.
Phải tiến hành cải tạo ở diện rộng và từng phạm vi cụ thể, phải xử lý việc này đúng với nội dung nghề nghiệp của nó là nghệ thuật kiến trúc.
Để có cơ chế tình cảm tốt, về khách thể, sức gợi cảm của một công trình kiến trúc phải do chính ngay toàn bộ công trình và vùng xung quanh nó toát lên. Nó đòi hỏi tính toàn vẹn “tính tổng thể” của kiến trúc. Mặt thẩm mỹ phải là tiêu biểu nhất, giá trị thẩm mỹ phải rộng rãi nhất, cái đẹp ở đây đến với người xem một cách trực diện qua các giác quan cụ thể, bằng biểu tượng chứ không bằng sự suy diễn qua hệ tín hiệu thứ hai, như một ý kiến trước đây có người đã từng bàn.
Với Huế cải tạo là đặc điểm cơ bản. Trong thế xen kẻ giữa cái đã có cái chưa có, thì tốt nhất là hãy phác từ không gian cụ thể, bằng mô hình, bằng bản vẽ phác thảo để xét công trình, nếu thấy hợp nội dung và hài hòa với môi trướng thì đó sẽ là tiêu chuẩn cho việc cải tạo.
*
* *
Xây dựng thành phố Huế là một công trình tổng hợp, toàn diện, gồm cả kiến trúc, điêu khắc, cây xanh, kỹ thuật…Cái thiếu mà chúng ta gặp phải trong sự nghiệp này chưa hẳn là vốn và vật tư mà chính là một tri thức nhất quán, một ý đồ chỉ đạo nhất quán và có lẽ còn thêm một tấm lòng.
Cần phải nhận thức thấu suốt rằng “ chất liệu Huế” không tìm thấy ở kích thước to lớn (rất dễ trở nên thô kịch) mà chính là ở chất tinh túy và trí tuệ riêng của nó. Phải tìm kiếm cái bản sắc Huế này không chỉ trong lĩnh vực kiến trúc mà trong các môi quan hệ giữa nó với rất nhiều lĩnh vực nghệ thuật, khoa học khác, từ trong mối quan hệ đó mà rút ra được điều muốn tìm. Nếu không có cái nhìn từ nhiều góc độ, nhiều tầm xa khác nhau, chúng ta rất dễ lúng túng giữa trước bao nhiêu vấn đề lớn đặt ra: công viên rừng du ngoạn trên 2000 hécta, công viên Trung tâm thành phố, hệ tượng đài ở nội thành…
Theo tôi nên tổ chức một số cuộc thi kiến trúc rộng rãi ( quy hoạch công viên trung tâm, công viên rừng du ngoạn, tượng đài) để mọi người có thể tham gia vào nhiệm vụ xây dựng Huế, kể cả những người Việt Nam sống ở nước ngoài nhưng vẫn hằng nuôi dưỡng một tình yêu thiết tha với Huế.
Mạnh Xuân-Bính Dần
Bùi Hiệt
Tạp chí sông Hương
Số 20 tháng 7-8/1986

Simhapura_Nanđin
Kiến Sơ Sinh
Kiến Sơ Sinh

Bài viết : 11
Giới tính : Nam
Points Points : 15

http://www.husc.hueuni.edu.vn

Về Đầu Trang Go down

Vài ý kiến về quy hoạch Huế Empty Re: Vài ý kiến về quy hoạch Huế

Bài gửi by ButChi2B 19/07/10, 08:41 pm

bài này của hòa đực lớp mình à. thxx nha
ButChi2B
ButChi2B
Kiến Thợ
Kiến Thợ

Bài viết : 1307
Giới tính : Nam
status : Quỷ sứ
Points Points : 577

http://www.thitcho.mamtom.ngon

Về Đầu Trang Go down

Về Đầu Trang

- Similar topics

 
Permissions in this forum:
Bạn không có quyền trả lời bài viết