Bạn có muốn phản ứng với tin nhắn này? Vui lòng đăng ký diễn đàn trong một vài cú nhấp chuột hoặc đăng nhập để tiếp tục.
Latest topics
» Mẫu Biệt Thự Đẹp Biệt Thự Cao Cấp Sang Trọng Hiện Đại 2017
by xathu 03/01/17, 03:01 pm

» Mẫu Biệt Thự Đẹp Biệt Thự Sân Vườn Hiện Đại Sang Trọng Xinh
by xathu 23/12/16, 01:51 pm

» Mẫu Biệt Thự Đẹp Thiết Kế Biệt Thự Phố Cổ Điển
by xathu 16/12/16, 02:36 pm

» Mẫu Biệt Thự Đẹp Thiết Kế Ngôi Biệt Thự Mini Xinh 2016
by xathu 12/12/16, 10:18 am

» Mẫu Biệt Thự Đẹp Các Thiết Kế Biệt Thự Tân Cổ Điển Cao Cấp 2016 Xinh
by xathu 02/12/16, 11:16 am

» Mẫu Nhà Phố Đẹp Tổng Hợp Mẫu Nhà Phố Đẹp 2 Mặt Tiền
by xathu 28/11/16, 01:53 pm

» Mẫu Biệt Thự Đẹp Tổng Hợp Biệt Thự Cổ Điển
by xathu 23/11/16, 10:39 am

» Mẫu Biệt Thự Đẹp Biệt Thự Cổ Điển Xinh 2016
by xathu 18/11/16, 01:45 pm

» Mẫu Biệt Thự Đẹp Thiết Kế Biệt Nghĩ Dưỡng Hiện Đại
by xathu 05/11/16, 11:29 am

» Mẫu Biệt Thự Đẹp Thiết Kế Biệt Thự Cổ Điển
by xathu 07/10/16, 03:20 pm

» Mẫu Biệt Thự Đẹp Biệt Thự Sang Trọng Xinh
by xathu 30/09/16, 01:54 pm

» bổ xung thư viện cad
by minh minh 22/09/16, 02:30 pm

» Mẫu Biệt Thự Đẹp Biệt Thự Sân Vườn Hiện Đại Xinh
by xathu 19/09/16, 03:37 pm

» Mẫu Nhà Phố Đẹp Thiết Kế Nhà Phố 3.8x16
by xathu 08/09/16, 10:53 am

» Những Mẫu Biệt Thự Đẹp Biệt Thự Cổ Điển Xinh
by xathu 25/08/16, 02:31 pm

» Nhà Phố 2 Mặt Tiền Xinh - Mẫu Nhà Phố Đẹp
by xathu 15/08/16, 03:51 pm

» Bộ thư viện ghép shop cho anh em làm đồ án đây. xúc nhanh nào
by lqhanh29 13/07/16, 03:13 pm

» Architecture: FORM, SPACE and ORDER (Kiến trúc HÌNH THỂ, KHÔNG GIAN và TRẬT TỰ)
by nguyên thanh duy 30/06/16, 03:15 pm

» Mẫu Nhà Phố 4x18 Đẹp
by xathu 21/06/16, 11:07 am

» Tổng Hợp Các Mẫu Biệt Thự Đẹp
by xathu 04/06/16, 10:58 am


Kiến Trúc Hữu Cơ (Organic Architecture)

Go down

Kiến Trúc Hữu Cơ (Organic Architecture) Empty Kiến Trúc Hữu Cơ (Organic Architecture)

Bài gửi by FIRE ANT 10/03/10, 10:13 pm

Học thuyết hữu cơ trong kiến trúc, xem xét các công trình gần giống như một tổ chức hình thành của thiên nhiên, và gắn bó với thiên nhiên như một cơ thể hợp nhất. Nó chịu ảnh hưởng của các quy luật tự nhiên như sinh ra lớn lên và chết đi, nó là môi trường tương quan hài hoà giữa tổng thể và đơn thể. Có rất nhiều lý thuyết khác nhau của học thuyết kiến trúc hữu cơ. Một số thường nhầm lẫn giữa kiến trúc hữu cơ với chủ nghĩa công năng trong kiến trúc. Nghĩa là nó đáp ứng được những đòi hỏi của xã hội, ví dụ như, dựa vào khả năng tổ chức hữu cơ mà người ta đi đến mở rộng ngôi nhà theo ý muốn của gia đình chủ nhà.

Mối liên kết giữa Kiến trúc và thiên nhiên đã được thể hiện ngay từ giữa thế kỷ XIX trongcác tác phẩm của nhà điêu khắc ngươì Mỹ Horatio Greenough. Trong sự tìm kiếm nhằm khắc phục sự yếu kém về quan điểm thẩm mỹ thời bấy giờ mà ông cho rằng chỉ là những tư tưởng chiết trung, Greenough đã chọn tự nhiên như là một điểm xuất phát. Ông cho rằng tự nhiên đã ban tặng cho con người vô số những hình dáng khác nhau không hề bị lệ thuộc vào bất kỳ một mô-típ, hình mẫu có sẵn. Tuy nhiên học thuyết này của ông hơi thái quá vì nó ảnh hưởng quá nhiều vào cái mà ông gọi là “những nguyên tắc mà chúa trời ban cho” (God given principles). Những lý luận của các Kiến trúc sư sau này tiến bộ hơn nhiều vì nó là kết quả của những lập luận chắc chắn, chính xác và duy lý. Những người sáng lập cho trường phái này gồm các nhà kiến trúc sư bậc thầy quan trọng trong thế kỷ này: đó là Henry van de Velde và Erich Mendelsohn ở châu Âu, Luis Sullivan và Frank Lloyd Wright ở Mỹ.

Lý thuyết thu hút được đông đảo Kiến trúc sư đi theo nhất của kiến trúc hữu cơ được phát sinh từ nghệ thuật kiến trúc Hy lạp, một xu hướng nghệ thuật được phát triển suốt trong thời kỳ Phục hưng.Trong nghệ thuật kiến trúc của các đền thờ Hy lạp, có một sự liên quan đến tỷ lệ của cơ thể con người. Vitruvio là người đầu tiên đã phát triển lý thuyết này, sau đó có rất nhiều các nhà nghệ thuật khác đi theo. Vasari cho rằng kiến trúc có một tổ chức hữu cơ giống cơ thể của con người còn Miguel Angel khẳng định nếu người ta hiểu biết về cơ thể con người thì sẽ lĩnh hội được nghệ thuật kiến trúc.

Sau này đã xuất hiện lý thuyết chuyển đổi từ tỷ lệ con người sang lĩnh vực hình thức nghệ thuật kiến trúc dựa vào một lý thuyết hiện đại của kiến trúc hữu cơ. Cả hai lý thuyết này đều đi đến sự thống nhất quan điểm và đều muốn nêu bật lên cơ thể con người là tỷ lệ của môi trường sống xung quanh chúng ta. Mặt khác những nguyên lý tổ chức vật chất hữu cơ của môi trường sống chính là hình thức nghệ thuật của kiến trúc. Trong tổ chức hữu cơ của thiên nhiên có một sự liên hệ hoà đồng giữa từng thành phần và tập thể, vì vậy nó phụ thuộc vào tổ chức của nó.Trên thực tế những tổ chức thuộc loại cao cấp của thiên nhiên chỉ nằm trong các tấng lớp cao. Bởi vậy khi chuyển đổi những nguyên lý này sang các công trình Kiến trúc người ta sẽ loại trừ một phần của xã hội, hay sự hình thành của các công trình Kiến trúc chỉ xác định cho một thành phần xã hội.

Ngoài ra hình thức trong Kiến Trúc Hữu Cơ luôn luôn được hài hoà trên toàn thể công trình. Mục đích duy nhất đề ra là sự biểu một công trình Kiến trúc như những hình thức tổ chức của tự nhiên. Trái lại quan điểm của kiến trúc hữu cơ không thể mở rộng cho tất cả các vấn đề của xã hội vì nó bỏ qua lĩnh vực vật lý học thực nghiệm mà bước thẳng vào Chủ Nghĩa Biểu Tượng. Phần đông các nhà kiến trúc sư xây dựng lên lý thuyết của sự hợp nhất hữu cơ, và áp dụng nó vào các công trình của họ, đó chính là mối quan hệ giữa công trình và địa hình phong cảnh xung quanh của nó. Kiến trúc sư đầu tiên phải kể đến là Louis Sullivan người Mỹ, ông cũng là người quan trọng nhất trong số những Kiến trúc sư tốt nghiệp từ trường Đại Học Kiến Trúc Chicago thời bấy giờ. Trong một bài viết năm 1896 có tựa đề “xem xét lại khía cạnh nghệ thuật của các toà nhà văn phòng cao tầng” (the Tall Office Building Artistically Considered) Sullivan đã kết luận trên cơ sở những quan sát về thiên nhiên rằng: “sự sống được cảm nhận bằng sự biểu hiện của nó do đó hình dáng phải đi sau công năng.” Cũng từ đây ông nêu ra một nguyên tắc: “điều quan trọng nhất để giải quyết một vấn đề chính là bản thân vấn đề đó vì nó chứa những giải pháp riêng của nó.” Cho nên hình dáng của công trình không nên được tạo nên bởi những kiến thức có sẵn từ trước hay những ý tưởng được ưu tiên nào đấy mà nó được hình thành từ những nghiên cứu về các yếu tố đang hiện có trong môi trường mà nó sẽ có mặt. Mối tương quan giữa môi trường tự nhiên và Kiến trúc dẫn đến sự ra đời của một trường phái Kiến trúc trong Chủ Nghĩa Công Năng được chi phối bởi “bản thể” (Ontological) hơn là “cơ giới” (Mechanistical). Trường phái Kiến trúc Công Năng này sau được đặt tên là Kiến trúc Hữu Cơ. Louis Sullivan cho rằng một thực thể luôn luôn hài hoà với thiên nhiên còn những nhận xét về sự hài hoà của nó thì lại là yếu tố khách quan của con người. Yếu tố khách quan này không nên chỉ là sự suy luận riêng của từng cá nhân mà phải là những ý kiến được rút ra khi thực sự làm việc trong từng hoàn cảnh.

Frank Lloyd Wright một Kiến trúc sư lỗi lạc Mỹ khác đã thừa kế và tiếp tục mở rộng những học thuyết của Sullivan, Wright thêm vào rằng “hình dáng và công năng nhất định là một.” Đối với ông mối quan hệ giữa đơn thể và cá thể đặc biệt quan trọng trong Kiến trúc. Tất cả các đơn thể đều có tính chất riêng nhưng không thể tách rời khỏi tổng thể. Điều này được ông thể hiện trong công trình bằng cách bố trí không gian theo kiểu “lưu loát” (flowing space). Theo ông không gian không thể tự di chuyển được, cái di chuyển được là con người sử dụng nó vì thế ông không cố gắng tạo nên một không gian có thể chuyển động mà ông phân chia không gian đó thành những phần nhỏ và được nối với nhau bằng các không gian dẫn phụ. Wright cũng chi tiết hoá học thuyết về Môi Trường và Kiến trúc của Sullivan bằng câu nói: “một công trình Kiến trúc được xem như một cái gì đó vô cùng đặc biệt trong mối tương tác của nó với mảnh đất mà nó sẽ được xây dựng lên và cảnh quan môi trường xung quanh nó.” Các công trình do ông thiết kế như ngôi nhà Jacob ở Middieton, Wiscousin, 1948, nhà trên thác nước Falling Water House ở Mill Run, PA (1935-39) hay trung tâm thị chính Marin County ở San Rafael, CA (1957-66) là những ví dụ điển hình. Những vườn hoa, cây cỏ, thác nước, núi đồi và ngôi nhà hợp lại thành một thể thống nhất. Các công trình này đều được gắn liền với môi trường xung quanh, nó như được sinh ra từ đấy và khi bị tách rời khỏi môi trường của nó, nó sẽ chẳng còn giá trị gì nữa.

Ngoài hai Kiến trúc sư nêu trên còn rất nhiều các Kiến trúc sư khác cùng theo khuynh hướng Kiến trúc Hưu Cơ như Alva Alto, Frei Otto, Hans Scharoun, Louis Kahn .v.v. Ngày nay bối cảnh kinh tế, chính trị, xã hội thay đổi người ta đánh giá cao tính công năng trong Kiến trúc và đưa nó lên hàng đầu nhưng những luận điểm về mối tương tác giữa Kiến trúc và môi trường vẫn được coi trọng. Những tác phẩm Kiến trúc mang phong cách Hưu Cơ vẫn có mặt khắp nơi trên thế giới mà cụ thể là ở các nước có nền Kiến trúc phát triển như Nhật Bản và Mỹ.

Kiến Trúc Hữu Cơ (Organic Architecture) Falling-water-fall-house-L

diendankientruc.com
FIRE ANT
FIRE ANT
Kiến Siêu Nhân
Kiến Siêu Nhân

Bài viết : 2085
Giới tính : Nam
status : chấp nhận để được đổi mới
Points Points : 1185

https://kienhue.forumvi.com

Về Đầu Trang Go down

Về Đầu Trang

- Similar topics

 
Permissions in this forum:
Bạn không có quyền trả lời bài viết