Bạn có muốn phản ứng với tin nhắn này? Vui lòng đăng ký diễn đàn trong một vài cú nhấp chuột hoặc đăng nhập để tiếp tục.
Latest topics
» Mẫu Biệt Thự Đẹp Biệt Thự Cao Cấp Sang Trọng Hiện Đại 2017
by xathu 03/01/17, 03:01 pm

» Mẫu Biệt Thự Đẹp Biệt Thự Sân Vườn Hiện Đại Sang Trọng Xinh
by xathu 23/12/16, 01:51 pm

» Mẫu Biệt Thự Đẹp Thiết Kế Biệt Thự Phố Cổ Điển
by xathu 16/12/16, 02:36 pm

» Mẫu Biệt Thự Đẹp Thiết Kế Ngôi Biệt Thự Mini Xinh 2016
by xathu 12/12/16, 10:18 am

» Mẫu Biệt Thự Đẹp Các Thiết Kế Biệt Thự Tân Cổ Điển Cao Cấp 2016 Xinh
by xathu 02/12/16, 11:16 am

» Mẫu Nhà Phố Đẹp Tổng Hợp Mẫu Nhà Phố Đẹp 2 Mặt Tiền
by xathu 28/11/16, 01:53 pm

» Mẫu Biệt Thự Đẹp Tổng Hợp Biệt Thự Cổ Điển
by xathu 23/11/16, 10:39 am

» Mẫu Biệt Thự Đẹp Biệt Thự Cổ Điển Xinh 2016
by xathu 18/11/16, 01:45 pm

» Mẫu Biệt Thự Đẹp Thiết Kế Biệt Nghĩ Dưỡng Hiện Đại
by xathu 05/11/16, 11:29 am

» Mẫu Biệt Thự Đẹp Thiết Kế Biệt Thự Cổ Điển
by xathu 07/10/16, 03:20 pm

» Mẫu Biệt Thự Đẹp Biệt Thự Sang Trọng Xinh
by xathu 30/09/16, 01:54 pm

» bổ xung thư viện cad
by minh minh 22/09/16, 02:30 pm

» Mẫu Biệt Thự Đẹp Biệt Thự Sân Vườn Hiện Đại Xinh
by xathu 19/09/16, 03:37 pm

» Mẫu Nhà Phố Đẹp Thiết Kế Nhà Phố 3.8x16
by xathu 08/09/16, 10:53 am

» Những Mẫu Biệt Thự Đẹp Biệt Thự Cổ Điển Xinh
by xathu 25/08/16, 02:31 pm

» Nhà Phố 2 Mặt Tiền Xinh - Mẫu Nhà Phố Đẹp
by xathu 15/08/16, 03:51 pm

» Bộ thư viện ghép shop cho anh em làm đồ án đây. xúc nhanh nào
by lqhanh29 13/07/16, 03:13 pm

» Architecture: FORM, SPACE and ORDER (Kiến trúc HÌNH THỂ, KHÔNG GIAN và TRẬT TỰ)
by nguyên thanh duy 30/06/16, 03:15 pm

» Mẫu Nhà Phố 4x18 Đẹp
by xathu 21/06/16, 11:07 am

» Tổng Hợp Các Mẫu Biệt Thự Đẹp
by xathu 04/06/16, 10:58 am


SÁCH CỦA BẬC THẦY

Go down

SÁCH CỦA BẬC THẦY Empty SÁCH CỦA BẬC THẦY

Bài gửi by mi 27/11/12, 09:04 pm







Bộ sách của ông gồm 19 tác phẩm, trong đó tiêu biểu nhất là 3 cuốn:




1- The timeless way of building
2- A pattern language


3- The Oregon experiment



không có nhiều nhưng đây là tất cả những gì tôi sưu tầm được trong đống sách to lớn của ông
và đây là link http://www.fshare.vn/file/TKG04T2WMT/

GỒM :

+ một phần nào đó của "The timeless way of building" từ trang http://trelangkienviet.com/
+ một trong các phần của "A pattern language" từ http://kienque.wordpress.com/
+ một bài nghiêng cứu về công cộng có liên quan ,từ sinh viên kiến trúc đà nẵng


Ngoài ra các bạn có thể đọc thêm từ nhiều nguồn liên quan đến quy hoạch như

http://dungdothi.wordpress.com/
http://qhdt.blogspot.com
.......



và ông ấy đây







“THE TIMELESS WAY OF BUILDING” – SÁCH CỦA BẬC THẦY


SÁCH CỦA BẬC THẦY Fbb82e3ad212e70d59db1bcd0798d7a3_51257914.sbt










Đỗ Xuân Đạm dịch

Về tác giả:


Christopher Wolfgang Alexander sinh ngày 4 tháng 10 năm 1936 tại
thành Viên, nước Áo, vào đúng thời kỳ Quốc xã của Hitler (1933-1945) nên gia
đình ông di cư qua nước Anh và ông đã lớn lên tại đó.


Năm 1954 ông được học bổng về môn Hóa-Sinh trường Trinity
College của Viện Đại học Cambridge.


Ông tốt nghiệp Bachelor về Kiến trúc, Master về Toán tại
Cambridge, năm 1958 ông từ nước Anh qua Hoa kỳ cư ngụ và dạy học tại Barkeley,
bang California cho tới năm 1963, trong thời gian này ông tốt nghiệp văn bằng
Doctorat tại Harvard – hạng ưu (1stPh.D.
in Architecture, cấp bằng chưa bao giờ được phong tặng tại Harvard trước đó),
được bầu làm giáo sư tại đây và đồng thời giảng dạy lý thuyết và khoa học vi
tính tại MIT.


Nay đã về hưu, Ông lại về sống tại Arundel, Sussex vương quốc
Anh.


(Tôi không dịch ra Việt
ngữ những từ về văn bằng vì tên những bằng cấp hiện nay ta đang dùng chưa tương
thích với văn bằng của nhiều nước khác).


Ông đã có khoảng 200 công trình thiết kế xây dựng tại Californa,
Nhật Bản, Mễ tây cơ và vài quốc gia khác,… về biên khảo ông đã xuất bản 19 cuốn
sách (còn 2 cuốn chưa xuất bản).


Những tôn vinh cao quí mà ông đã nhận được như:


+ Năm 1972, do những nghiên cứu xuất sắc của mình ông được nhận
huy chương vàng hạng nhất do Viện nghiên cứu Hoa kỳ trao tặng.


+ Vinh dự là một trong hai người đầu tiên được Quốc hội Hoa Kỳ
trao giải thưởng về Qui hoạch mới (CNU, Congress for the New Urbanism).


+ Năm 1996 được bầu làm viện sĩ viện hàn lâm Nghệ thuật và Khoa
học Hoa Kỳ.


+ Năm 2011 được nhận giải thành tựu trọn đời của Urban Design
Group.


Christopher Alexander tin rằng những lý thuyết kiến trúc vẫn ẩn
tàng trong thế giới của chúng ta, ngày nay đã phá sản.


Càng ngày người ta càng ý thức được có điều gì đó sai lầm nghiêm
trọng.


Sức mạnh của ý tưởng đó ngày nay mạnh đến nỗi nhiều người cảm
thấy không thoải mái, thậm chí cảm thấy sợ hãi, nói rõ ra là họ không thích
những gì đang xảy ra quanh mình, vì sợ rằng có vẻ như họ đang trở nên khờ khạo,
sợ rằng họ có thể bị cười chê.


Về tác phẩm:


“The timeless way of building” là cuốn mở đầu trong loạt sách đi
tìm cái tâm của cấu trúc môi trường sống(Center for Environmental Structure series). Trong đó ông trình
bày một lý thuyết mới về kiến trúc, xây dựng và qui hoạch mà cốt lõi vẫn là một
tiến trình từ xa xưa khi loài người hợp thành xã hội thời họluôn thúc đẩy trật tự môi trường chung quanhtheo cách sống của chính họ.


Ông viết:


“Có một lẽ đạo thường hằng trong Kiến trúc – Xây dựng, từ hàng
ngàn năm nay và bây giờ vẫn thế. Những công trình cổ vĩ đại, những xóm làng, những
lều bạt, những đền thờ mà ở đó con người cảm thấy như ở nhà mình, đã được
xây dựng bởi bàn tay con người,đều rất
gần gũi với Tâm của Đạo thường hằng này.


Bộ sách này gồm 19 tác phẩm, trong đó tiêu biểu nhất là 3 cuốn:


1- The timeless way of building


2- A pattern language


3- The Oregon experiment


Cảm nghĩ khi đọc sách:


Tôi có người bạn uyên bác, một ngày nọ anh ấy cho tôi mượn cuốn
“The timeless way of building” của Christopher Aleander.


Thú thực, trước đó tôi chưa hề biết đến tác giả này, nhưng cái đề
tựa nhuốm màu triết lý Đông phương đã hấp dẫn tôi.


Lại phải thú thực thêm rằng với tôi đây là một cuốn sách hấp dẫn
nhưng khó đọc.


Tôi đọc lướt qua, đọc lại, rồi đọc kỹ những phần mình thích, vậy
mà vẫn chưa cảm thấy thực sự thấu hiểu.


Tôi giới thiệu sách này với vài bạn kiến trúc mà tôi kỳ vọng vào
sự thông tuệ của họ, khuyến khích các bạn ấy dịch ra Việt ngữ để phổ biến tới
anh em đồng nghiệp, nhưng chưa ai chịu làm.


Quyển sách lại quay về chỗ tôi, cố nhiên tôi sẽ phải mang trả
sách, nhưng trước khi trả tôi chần chừ, lần lữa, vì trong thâm tâm vẫn muốn thử
dịch một vài đoạn ngắn để giới thiệu bộ sách quý này đến các bạn.


Chỉ riêng tựa đề cuốn sách đã khó dịch.


Khi tôi dịch là “Con đường phi thời gian của công trình”, với
hàm ý là thời gian không tác động gì tới giá trị cốt lõi của công trình kiến
trúc đối với đời sống con người thì anh Nguyễn Tiến Văn, người đã cho tôi mượn
sách, chê chữ “phi thời gian” là hoàn toàn không đúng, có thời gian chứ, nhưng
cái giá trị thường hằng của công trình kiến trúc đối với con người thời mãi mãi
không đổi. Hơn nữa Tây phương nay đã biết đến Đạo (The Way) của Đông phương
thời cứ dịch là Đạo mới đúng ý tác giả, nếu tôi là anh Văn, tôi sẽ dịch
là:


[center]ĐẠO THƯỜNG XÂY DỰNG.


Tôi biết với anh ấy và nhiều người khác, từ Kiến trúc nặng về ý
thiết kế, nhưng thực ra từ kiến trúc nay cũng đã thường được dùng với nghĩa của
cụm từ “những công trình kiến trúc”, những gì do con người tạo dựng nên, do đó
tôi dịch lại là:


ĐẠO THƯỜNG HẰNG TRONG KIẾN TRÚC


Và chữ xây dựng của anh
Văn hoặc chữ kiến trúc tôi
dùng ở đây xin được hiểu là bao gồm tất cả, từ cái tổ chim, ổ mối, hang chuột
đến cái hang đá của người tiền sử, đến túp lều tranh, đến ngôi đền, đến những
cao ốc chọc trời thời nay, v.v…


Cuốn The timeless way of building dày 552 trang, 27 chương, chia
làm 3 phần lớn:


Phần 1: THE QUALITY (7
chương)


Phần 2: THE GATE (9
chương)


Phần 3: THE
WAY (9 chương)


Trong bài giới thiệu nầy tôi xin chỉ tạm dịch phần mục lục chi
tiết (detailed table of contents) của tác giả.


.


ĐẠO THƯỜNG HẰNG


Một công trình kiến trúc hoặc một đô thị chỉ tồn sinh trong tác
động củaĐạo
Thường Hằng.


1- Đó làtiến trình mang lại những trật tự từ chính bản thể của chúng tachứ không từ bất cứ thứ nào khác, nó không thể được đạt tới trọn
vẹn, nhưng nó luôn diễn tiến theo nhịp điệu của riêng nó,chỉ cần chúng ta để nó tự vận hành.


.


PHẨM CHẤT


Để đạt đến Đạo Thường Hằng, trước hết chúng ta phải biết đếnPhẩm chất không tên.


2- Có một phẩm chất trung tâm làmtiêu chuẩn căn bản cho đời sống cả về vật chất lẫn tinh thầncho mỗi con người, mỗi đô thị, mỗi ngôi nhà và cho cả thiên
nhiên hoang dã.Phẩm chất
đó mang tính khách quan và chính xác,nhưng
không thể gọi nó thành tên.


3- Trong những cuốn sách của chúng
tôi, chúng tôi tìm kiếm phẩm chất này, đó cũng là sự tìm kiếm trung tâm của bất
kỳ ai, và là vấn nạn luôn hiện hữu trong chuyện đời của mỗi cá nhân.


4- Để xác định Phẩm chất này trong
công trình kiến trúc, trong qui hoạch đô thị, chúng ta phải bắt đầu từ việc
hiểu rằngmỗi nơi
chốn xây dựng, đều tạo ra bản sắc bởi một vài dạng thức của những sự kiện(patterns of events) hằng diễn ra tại nơi đó.


5- Những sự
kiện mẫu mực đó luôn luôn đan cài với những dạng thức hình học(geometric patterns) trong không gian địa lý đó. Thực vậy, rồi
chúng ta sẽ thấy, mỗi kiến trúc, mỗi đô thị được tạo thành một cách cơ bản từ
những giềng mối nầy chứ không từ bất kỳ thứ gì khác:


Chúng là hạt nhân, là phân tử tạo thành công trình và đô thị.


6- Những dạng thức đặc thù tạo nên
công trình và đô thị nàycó sinh có
tử. Khi tồn sinh chúng giải tỏa nội lực của chúng ta, cho
chúng ta tự do, nhưng khi chết đi, chúng giam hãm ta vào những nghịch lý nội
tại.


7- Nơi đâu càng nhiều những dạng
thức sống hiện hữu, nơi ấy sự sống càng trọn vẹn, càng rực rỡ, ngọn lửa cuộc
sống càng được duy trì, đó chính là Phẩm chất không tên vậy.


8- Và khi công trình đã mang ngọn
lửa đó thìtức thời
nó trở thành một phần của thiên nhiên.Như
sóng đại dương, như vạt cỏ xanh, như hạt mưa rơi, nó cùng được vận hành bởi sự
tái diễn không cùng và sự đa dạng sáng tạo trong sự hiện hữu thường hằng của sự
vật.


Tự nó là PHẨM CHẤT.


.


MÔN QUAN


Để đạt được Phẩm chất không tên chúng ta phải xây dựng nên mộtNgôn ngữ chuẩn có sức sốngđể mở
lối vào.


9- Phẩm chất của công trình và của đô thịkhông thể được tạo ra tức thờiphải kế thừa, một cách gián tiếp, bởi những hành động thông thường
của con người,như hoa
không thể được làm ra mà chúng chỉ kế thừa những gì đã tích lũy trong hạt mầm
vậy thôi.


10- Người ta đã tạo hình các công trình từ nhiều thế kỷ
nay bằng cách sử dụngnhững dạng
thức ngôn ngữ mẫu mực(pattern languages). Ngôn ngữ mẫu mực đã mang lại cho từng cá
nhân sức sáng tạo phong phú, mới mẻ và duy nhất, như ta sử dụng ngôn từ tạo ra
vô vàn những câu văn vậy.


11- Những dạng thức ngôn ngữ ấy không hề giam hãm xã hội
làng xóm, trang trại.


Động thái xây dựng được điều hành bởi dạng thức ngôn ngữ theo
một cách nào đó và giềng mối của thế giới chính là chỗ đó, hoàn toàn bởi chính
dạng thức mẫu mực đã được người ta sử dụng.


12- Và xa hơn thế, không phải hình dáng của đô thị hay
công trình đến bởi ngôn ngữ màchính phẩm
chất của chúng mới là hệ quả.Ngay cả
sự trường tồn và vẻ đẹp của những công trình tôn giáo được tôn thờ nhất cũng là
hệ quả của dạng thức ngôn ngữ mà những người xây dựng chúng đã sử dụng.


13- Nhưng trong thời đại chúng ta ngôn ngữ đã suy đồi. Ngôn
ngữ không còn tính chia sẻ, những tiến trình để giữ cho nó được thâm
sâu đã tan vỡ; vì vậy hầu như không ai trong chúng ta còn có thể làm cho công
trình có sức sống.


14- Để một lần nữa tìm ra con đường đạt tới một thứ ngôn
ngữ sống động và có khả năng chia sẻ, trước hết chúng ta phải học cáchkhám phá ra những dạng thức mẫu mực thâm sâu, và có khả năng kế
thừa cuộc sống.


15- Rồi từ đó chúng ta sẽtừng bước
hoàn thiệntừng dạng thức
chúng ta đã chia sẻ, trắc nghiệm chúng bằng những trải nghiệm: một cách đơn
giản, chúng ta sẽ xác định được những dạng thức ấy có mang lại sức sống quanh
ta hay không, và biết ta sẽ cảm nhận nó như thế nào.


16- Một khi chúng ta đã biết cách khai mở dạng thức từ từng
cá nhân để nó có sinh khí, thời chúng ta sẽtạo ra
ngôn ngữ cho nhómchúng
ta trong mọi công tác xây cất mà ta đối diện.Cấu trúc
của dạng thứcsẽ là
hệ thống kết nối mọi mẫu mực của từng cá thể:


Và ngôn ngữ đó sẽ tồn sinh hay tử vongtùy vào cấp độ hợp nhất ấy có tạo thành một khối nhất thể hay
không.


17- Vậy cuối cùng thời từ ngôn ngữ riêng lẻ của mỗi công
trình, chúng ta tạo ra một cấu trúc rộng lớn hơn,cấu trúc
của những cấu trúc,mãi mãi
tiến hóa, đó chính là giềng mối của đô thị.


Đó là Môn quan, là Lối vào.


.


ĐẠO


MUÔN THỦA MỘT CON ĐƯỜNG


Một khi chúng ta đã xây xong Cổng ngõ, chúng ta có thể bước qua
cửa đểhành Đạo Thường Hằng.


18- Bây giờ chúng ta bắt đầu xem xét chi tiết hơn cái trật
tự phong phú và phức hợp mà đô thị có thể phát triển từ hàng ngàn hành vi sáng
tạo như thế nào.Một khi
chúng ta có được dạng thức mẫu mực chungcho đô
thị của chúng ta, ta sẽ có sức mạnh mang lại sinh khí cho những con đường,
những công trìnhthông qua
những hành vi thông thường nhất của chúng ta.


Ngôn ngữ, như những hạt mầm, là hệ thống mã di truyền, mang lại
sức mạnh cho hàng triệu hành vi nho nhỏ của chúng ta và hình thành một tổng thể
có tiếng nói chung.


19- Trong lòng tiến trình này, mỗi hành vi tạo dựng của
từng cá thể là khác nhau.


Đó không phải là quá trình gán ghép các thành phần riêng lẻ để
tạo ra tổng thể, nhưng đó là là mộttiến trình
đâm chồi nở hoa,giống
như sự lớn lên của một bào thai, trong đótất cả
những phần có trước cùng những phần đang có tiếp tục sinh ra thêm nhiều nhánh
mới.


20- Qúa trình đâm chồi bước thong dong từng bước,mỗi khuôn mẫu cho một thời kỳ. Mỗi bước đều đem lại sức sống,và mật độ của kết quả tùy thuộc trên mật độ bước đi của từng cá
thể.


21- Từ hệ quả của những dạng thức cá nhân đó, toàn
bộ công trình xây dựng, với đặc thù thiên nhiên của không gian ấy,phẩm chất
sẽ tự hình thànhtrong
trí bạn dễ dàng như những câu nói thông thường.


22- Cũng theo cách đó, một nhóm người có thể hình thành ý
tưởng về những công trình công cộng lớn hơn,đồng nhất
gần như ý tưởng của riêng một cá thể, bằng cách tuân theo một ngôn ngữ chung.


23- Một khi một công trình được tư duy theo cách trên,
công trình có thể sẽ được xây dựng trực tiếp trên nền đất với chỉ vài điểm mốc
dấu đơn giản—một lần nữa,với ngôn
ngữ chung,việc xây
cất có thể làm trực tiếp không cần dùng đến bản vẽ.


24- Tiếp đến là nhữnghành vi
xây dựng sẽ có tiếng nói chung,cái sau
sửa chữa và khuếch đại sản phẩm đã làm trước, sẽ từ từ kế thừa một tổng thể lớn
hơn, phức hợp hơn so với hành vi xây dựng đơn lẻ.


25- Cuối cùng, trên cái nền của ngôn ngữ mẫu mực, hàng
triệu hành vi xây dựng của từng cá thể sẽ cùng nhau thừa kếmột đô thị
có sức sống, một tổng thể không cần lường trước hay phải dè chừng, kiểm soát.


Đó là sự xuất hiện chậm rãi của Phẩm chất không tên như thể nó đến
từ cõi vô hạn.


26- Và khi cái Tổng thể hiện ra, chúng ta sẽ thấycái đặc thù phi thời gian, phi tuổi tácđó nó định danh cho Đạo Thường Hằng.


Những đặc tính đó, cụ thể, có hình thái, có hình dạng và chính
xác, phải được đưa vào công trình kiến trúc và qui hoạch đô thị, bất kỳ khi
nào, để chúng trở nên sống động:


Trong xây dựng, đó là hiện thân lý tính của Phẩm chất không tên.


.


PHẦN CỐT LÕI CỦA ĐẠO


Vì thế, Đạo Thường Hằng sẽ chưa viên mãn, sự kế thừa Phẩm chất
không tênsẽ chưa
đầy đủ, chừng nào chúng ta chưa bỏ Môn quan lại phía sau.


27- Thực vậy, cuối cùng thì cái đặc tính không có tuổi nàychẳng có gì để làm với ngôn ngữ.


Ngôn ngữ và những tiến trình bắt nguồn từ nó, chỉ đơn thuần giải
thoát cái trật tự nền tảng bẩm sinh của chúng ta.Nó không
dạy ta điều gì cả, nó chỉ nhắc ta những điều ta đã biết,và những điều rồi ta cũng sẽ khám phá ra, khi này khi khác, khi
chúng ta có ý tưởng, có quan điểm, và thực hiện đúng những gì hiện ra từ chính
chúng ta.




mi
mi
Kiến Thợ
Kiến Thợ

Bài viết : 232
Giới tính : Nam
status : you are my space
Points Points : 157

http://www.archdaily.com

Về Đầu Trang Go down

Về Đầu Trang

- Similar topics

 
Permissions in this forum:
Bạn không có quyền trả lời bài viết