Bạn có muốn phản ứng với tin nhắn này? Vui lòng đăng ký diễn đàn trong một vài cú nhấp chuột hoặc đăng nhập để tiếp tục.
Latest topics
» Mẫu Biệt Thự Đẹp Biệt Thự Cao Cấp Sang Trọng Hiện Đại 2017
by xathu 03/01/17, 03:01 pm

» Mẫu Biệt Thự Đẹp Biệt Thự Sân Vườn Hiện Đại Sang Trọng Xinh
by xathu 23/12/16, 01:51 pm

» Mẫu Biệt Thự Đẹp Thiết Kế Biệt Thự Phố Cổ Điển
by xathu 16/12/16, 02:36 pm

» Mẫu Biệt Thự Đẹp Thiết Kế Ngôi Biệt Thự Mini Xinh 2016
by xathu 12/12/16, 10:18 am

» Mẫu Biệt Thự Đẹp Các Thiết Kế Biệt Thự Tân Cổ Điển Cao Cấp 2016 Xinh
by xathu 02/12/16, 11:16 am

» Mẫu Nhà Phố Đẹp Tổng Hợp Mẫu Nhà Phố Đẹp 2 Mặt Tiền
by xathu 28/11/16, 01:53 pm

» Mẫu Biệt Thự Đẹp Tổng Hợp Biệt Thự Cổ Điển
by xathu 23/11/16, 10:39 am

» Mẫu Biệt Thự Đẹp Biệt Thự Cổ Điển Xinh 2016
by xathu 18/11/16, 01:45 pm

» Mẫu Biệt Thự Đẹp Thiết Kế Biệt Nghĩ Dưỡng Hiện Đại
by xathu 05/11/16, 11:29 am

» Mẫu Biệt Thự Đẹp Thiết Kế Biệt Thự Cổ Điển
by xathu 07/10/16, 03:20 pm

» Mẫu Biệt Thự Đẹp Biệt Thự Sang Trọng Xinh
by xathu 30/09/16, 01:54 pm

» bổ xung thư viện cad
by minh minh 22/09/16, 02:30 pm

» Mẫu Biệt Thự Đẹp Biệt Thự Sân Vườn Hiện Đại Xinh
by xathu 19/09/16, 03:37 pm

» Mẫu Nhà Phố Đẹp Thiết Kế Nhà Phố 3.8x16
by xathu 08/09/16, 10:53 am

» Những Mẫu Biệt Thự Đẹp Biệt Thự Cổ Điển Xinh
by xathu 25/08/16, 02:31 pm

» Nhà Phố 2 Mặt Tiền Xinh - Mẫu Nhà Phố Đẹp
by xathu 15/08/16, 03:51 pm

» Bộ thư viện ghép shop cho anh em làm đồ án đây. xúc nhanh nào
by lqhanh29 13/07/16, 03:13 pm

» Architecture: FORM, SPACE and ORDER (Kiến trúc HÌNH THỂ, KHÔNG GIAN và TRẬT TỰ)
by nguyên thanh duy 30/06/16, 03:15 pm

» Mẫu Nhà Phố 4x18 Đẹp
by xathu 21/06/16, 11:07 am

» Tổng Hợp Các Mẫu Biệt Thự Đẹp
by xathu 04/06/16, 10:58 am


Kiến trúc biểu hiện phương tây - kiến trúc hình tượng - biểu tượng việt nam

Go down

Kiến trúc biểu hiện phương tây - kiến trúc hình tượng - biểu tượng việt nam Empty Kiến trúc biểu hiện phương tây - kiến trúc hình tượng - biểu tượng việt nam

Bài gửi by mi 27/05/12, 05:17 am

Thời gian gần đây,chúng ta thấy đã xuất hiện một số công trình gây ấn tượng trong đời sống xã hội và làm cho giới kiến trúc quan tâm và hy vọng. Đó là hiện tượng nhiều công trình thể hiện hình tượng mang nghĩa đã và đang xuất hiện ở Việt nam...
Nền kiến trúc Việt nam cho ai?
Cho cộng đồng người Việt.
Kiến trúc sư chúng ta là ai?
Chúng ta là người Việt, chúng ta không thể đi trên đôi chân của nền văn hoá khác.



1. Đã hình thành xu hướng kiến trúc biểu tượng-hình tượng ở việt nam.
Thời gian gần đây,chúng ta thấy đã xuất hiện một số công trình gây ấn tượng trong đời sống xã hội và làm cho giới kiến trúc quan tâm và hy vọng. Đó là hiện tượng nhiều công trình thể hiện hình tượng mang nghĩa đã và đang xuất hiện ở Việt nam.
Chúng ta có thể điểm qua rất nhiều công trình mang xu hướng hình tượng- biểu tượng đã từng được xây dựng trên cả nước ta. Trong các công trình ấy, các công trình sẽ được đề cập sau đây, tuy mới được xây dựng vài năm nay nhưng đang gây được những ấn tượng rõ nét. Các công trình này đã đi vào lòng công chúng, được công chúng ngưỡng mộ và tự hào rằng tại địa phương họ có công trình ấy, đó là điều không thể phủ nhận.

- Trung tâm triển lãm Thành phố Hải phòng:
Với nhiều người chưa hiểu mấy về công trình thì người ta phỏng đoán với nhau đó là hình ảnh của Mái đình hoặc Cánh buồm. Nhưng theo giải thích của chính tác giả thì Cánh diều mới là hình tượng của công trình.
Cũng như mọi người, tôi rất tự hào vì nền kiến trúc nước ta đã có những công trình như thế. Nhưng điều tôi luôn tự hỏi ở đây là tại sao cả tác giả lẫn công chúng khi nói về kiến trúc công trình, không ai nói ngay về công năng hay vị trí của công trình mà điều đầu tiên là họ đều đề cập ngay tới hình tượng của nó?


Kiến trúc biểu hiện phương tây - kiến trúc hình tượng - biểu tượng việt nam 07e2f6760641a83455af4713e76f8591_45284742.bam1
Hình 1: Trung tâm triển lãm Thành phố Hải phòng


Đây không phải là công trình đầu tiên được sáng tác theo xu hướng này và tác giả là một kiến trúc sư nổi tiếng có cá tính sáng tạo mạnh mẽ và quyết đoán, đồng thời là một người thầy, một nhà khoa học nghiêm túc. Chỉ có thể giải thích điều này bằng sự đang tồn tại của một xu hướng tư duy hình tượng- biểu tượng Việt và đang trở thành xu hướng mà các kiến trúc sư thấy cần thiết phải làm như vậy.
Trong trường hợp này, hình tượng kiến trúc xuất phát từ ý nguyện sáng tạo của chính chủ thể sáng tạo.

- Trung tâm Hội nghị Quốc gia:


[/url]nh.com/bam2_upanh/v/8ref8o5p8qr.htm]Kiến trúc biểu hiện phương tây - kiến trúc hình tượng - biểu tượng việt nam B99fb13d8ed5a1d0ae8ffe2d0f970f46_45284743.bam2[/url]
Hình (a)


Mặc dù đây là một công trình do kiến trúc sư nước ngoài thiết kế theo nhiệm vụ thiết kế của cuộc thi sáng tác phương án đã nghi rõ phải thể hiện được biểu tượng và hình ảnh của văn hoá đặc trưng của dân tộc Việt nam với 4 phương án với 4 hình tượng- biểu tượng Việt: ngôi sao, bông hoa sen và làn sóng biển Đông.
Trong đó, phương án Làn sóng biển Đông đã được lựa chọn.

Ở đây, những quy định của nhiệm vụ thiết kế là nhân tố đóng vai trò chính trong việc hình thành hình tượng của công trình. Mặc dù, các tác giả xuất đến từ những nền văn hoá khác, nhưng họ đã cố gắng lựa chọn và khai thác những hình tượng đã trở thành biểu tượng của văn hoá Việt.
Vì vậy, trong trường hợp này, nguồn gốc của hình tượng lại xuất phát từ ý chí nguyện vọng của cộng đồng mà các nhà quản lý là người đại diện.



Hình 2 a, b, c,d:
Kiến trúc biểu hiện phương tây - kiến trúc hình tượng - biểu tượng việt nam 7e925f5b0378263921024ac1e2ff9179_45284744.bam3
Hình (b)

[/url]://www.upanh.com/bam4_upanh/v/bre3co1pdqm.htm]Kiến trúc biểu hiện phương tây - kiến trúc hình tượng - biểu tượng việt nam 8f7eb2f3ff8c92b31981aaf48b9a8cac_45284745.bam4[/url]
Hình (c)


Kiến trúc biểu hiện phương tây - kiến trúc hình tượng - biểu tượng việt nam 4d39081e85b93958a45307870d7822c3_45284746.bam5
Hình (d)

Các phương án hình tượng - biểu tượng văn hoá Việt
trong các Đồ án Trung tâm Hội nghị Quốc gia





- Toà nhà BITEXCO (Thành phố Hồ Chí Minh):
Nếu trong các ví dụ trên, xu hướng biểu tượng chỉ thể hiện trong các công trình văn hóa, triển lãm, trưng bày, biểu diễn, bảo tàng…có số tầng thấp, thì Toà nhà BITEXCO có số tầng cao nhất Việt nam hiện nay, lại là một minh chứng có sức thuyết phục về tiềm năng mạnh mẽ của xu hướng này đủ sức thâm nhập vào thể loại kiến trúc các cao ốc chọc trời.
Đặc điểm lý thú là công trình này do một tập đoàn kinh tế Việt nam bỏ tiền đầu tư và do chính các kiến trúc sư Việt nam thiết kế. Đây là ý tưởng, tư duy và cảm xúc hoàn toàn của người Việt. Khác hai trường hợp trên, đây là một minh hoạ sinh động và đầy sức thuyết phục về sự hợp tác thật sự gắn bó và hiệu quả giũa chủ sở hữu - công chúng nghệ thuật và chủ thể sáng tạo, người đồng hành với công chúng nghệ thuật.




Kiến trúc biểu hiện phương tây - kiến trúc hình tượng - biểu tượng việt nam 0a2782e7f83a74606cbe5a4e22fe2f06_45284747.bam6
Hình 3: Toà nhà BITEXCO (Thành phố Hồ Chí Minh):


Mục đích của bài viết này không nhằm mô tả hoặc bình luận về kiến trúc của các công trình nêu trên mà chỉ nhằm báo hiệu về một hiện tượng kiến trúc hình tượng đang hình thành với sức sống mãnh liệt được nuôi dưỡng bằng nội lực và lòng tự hào chính đáng của người Việt, hội tụ mạnh mẽ những biểu tượng hào hùng của nền văn hoá Việt, cùng bàn luận về vận mệnh và sứ mệnh của nó đối với nền kiến trúc đương đại Việt nam trong thế kỷ này .
2. những con đường du nhập một chiều của tư duy kiến trúc phương tây vào nước ta - mặt tích cực và những tác động không mong muốn của nó.
ở nước ta, trong những năm qua, nền kiến trúc đã trải qua những chặng đường gập ghềnh nhưng đã đóng góp nhiều thành tựu cho đất nước. Nhìn lại chặng đường đã qua, nền kiến trúc nước ta có những đặc điểm hết sức đặc trưng mà chúng ta cần nhận diện một cách nghiêm túc, khách quan và đầy trách nhiệm.
Các thế hệ kiến trúc sư ở nước ta đã được đào tạo ở nhiều nước có nền văn hoá khác biệt với nền văn hoá Việt nam, được trang bị nhiều kiến thức và những quan niệm kiến trúc theo hệ thống lịch sử và văn hoá phương Tây. Đây là một con đường nhập khẩu cơ bản vào kiến trúc nước ta của tư duy kiến trúc phương Tây. Phần lớn các kiến trúc sư chúng ta đều tụ thấy thiệt thòi vì ít được trang bị những kiến thức cần thiết về truyền thống kiến trúc, nghệ thuật và tâm thức văn hoá Việt.
Trên một bình diện khác, do mối quan hệ thông tin với bên ngoài còn hạn chế, nhiều kiến trúc sư tâm huyết đã nỗ lực biên dịch, phổ biến, góp phần du nhập thêm nhiều thông tin và tư liệu về kiến trúc nước ngoài. Điều đó đã có vai trò tích cực trong việc đưa kiến trúc sư Vệt nam lại gần với các hoạt động kiến trúc nước ngoài, mở mang tầm nhìn khách quan về bức tranh kiến trúc thế giới. Đây là con đường nhập khẩu thứ hai.
Trong các trường đại học đào tạo kiến trúc sư ở Việt nam, chưa có hệ thống đào tạo các kiến thức chuyên ngành về văn hoá Việt nam, về tâm thức và tâm lý của người Việt. Các kiến thức về truyền thống kiến trúc Việt nam chỉ được thông tin hết sức sơ sài trong một phần nhỏ của chương trình lịch sử kiến trúc. Quy trình, tài liệu và kiến thức đào tạo cơ bản theo mô hình phương Tây. Nhiêù thầy giáo và học sinh đều hãnh diện noi theo những tấm gương của các bậc thầy lừng danh trên thế giới, đôi khi quên mình đang góp phàn vào con đường nhập khẩu thứ ba.
Gần đây, xuất hiện thêm một con đường ngoại nhập nữa là các công trình kiến trúc do các kiến trúc sư nước ngoài thiết kế thông qua các dự án 100% vốn nước ngoài hoặc các dự án bằng vốn Việt nam thuê kiến trúc sư nước ngoài thiết kế.
Nhưng cho dù bằng con đường nào đi chăng nữa thì bên cạnh những kết quả tích cực thì mặt trái của nó nằm ở chỗ trong quá trình giới thiệu, đào tạo và truyền bá các tác phẩm, những thành tựu lý luận kiến trúc của các nền văn hoá khác Việt, chúng ta đã chưa quan tâm đến một mục tiêu hết sức quan trọng: đó là một định hướng tiếp thu có điều chỉnh theo hướng phù hợp với nền văn hoá Việt.
Vì vậy, bên cạnh các mặt tích cực nêu trên, quá trình du nhập của tư duy kiến trúc phương Tây vào Việt nam đã mang lại ít nhất 3 điều không mong muốn cho tương lai nền kiến trúc Việt nam:
- Hình thành một lớp kiến trúc sư thông thạo các tri thức kiến trúc phương Tây hơn các tri thức kiến trúc Việt nam. Các kiến thức về văn hoá Việt, về kiến trúc dân tộc…rất lờ mờ, thiếu cơ sở và không có hệ thống và đáng trách hơn nữa là đôi khi còn cho rằng kiến trúc Việt nam chỉ là bản sao nghèo nàn của kiến trúc Trung quốc. Lý do thì quá dễ hiểu, bởi vì trong suốt quá trình được đào tạo và làm việc, họ không có cơ hội được trang bị các kiến thức cần thiết về văn hoá học, nhân học Việt nam, các tri thức có hệ thống về tư duy kiến trúc Việt nam. Các hoạt động sáng tác, lý luận phê bình, đào tạo kiến trúc ở nước ta hiện nay đều theo tư duy và quy trình của phương Tây.
Kết quả là, ngoài sự chuyên tâm của một số nhà khoa học chuyên nghiên cứu về kiến trúc Việt nam và cảm nhận được giá trị của kiến trúc Việt, trong giới kiến trúc sư nước ta đang tồn tại thực sự thói quen không có thói quen quan tâm đến "Cái Việt" trong lý luận và sáng tạo kiến trúc.
- Phần lớn các tài liệu ngoại nhập (sách, tạp chí, ảnh trên mạng…) là các tư liệu hình ảnh bắt mắt của những công trình và không gian đã được xây dựng, đem lại sự khâm phục và tính hiếu kỳ của người xem hơn là những định hướng về tư tưởng, lý luận và phương pháp nghệ thuật.
Các kiến trúc sư, trong đó có cả các kiến trúc sư trẻ và các kiến trúc sư không còn trẻ nữa đã hết sức choáng ngợp trước những thành tựu của những tên tuổi lừng danh trên thế giới và luôn nung nấu một quyết tâm đáng yêu là "người ta làm được thì ta cũng phải làm được như thế" . Vì vậy, một số đồng nghiệp của chúng ta đã không bao để phí thời gian để đi tìm "cái ở đâu đâu…" như ngôn ngữ kiến trúc Việt, tâm lý cảm thụ không gian kiến trúc Việt… mà sử dụng ngay những gì còn sốt nóng trên trang ảnh và hết sức tự hào rằng " cái này chỉ ta có, người khác còn lâu mới có", mà không chút băn khoăn gì về những gì không phù hợp mà các hình ảnh ấy mang lại cho tác phẩm của mình, cho không gian kiến trúc của mình và cho cả nền kiến trúc của đất nước, khi đặt trong bối cảnh không gian cảnh quan đô thị và nền văn hoá Việt nam.
Hội chứng "cop py" là kết quả tất yếu của ý chí quyết tâm đã đi lệch hướng đó.
Tuy nhiên, điều dáng quan tâm là hội chứng "cop py" không chỉ xảy ra trong lĩnh vực thiết kế mà ngay cả trong lĩnh vực lý luận, phê bình kiến trúc.
Hàng loạt kiến thức mới mẻ từ phạm trù đến khái niệm, từ tư liệu đến thuật ngữ đều được bên nguyên xi trân trọng vào nền kiến trúc nuớc ta: công năng, biểu hiện, nguyên lý sáng tác, hậu hiện đại…và cố gắng lắp ráp vào hoạt động kiến trúc và cho rằng nó tự động, nghiễm nhiên, tất yếu phù hợp ngay với tư duy của người Việt, kể cả của bản thân các kiến trúc sư.
Nhưng thực tế cho thấy điều đó đã không diễn ra dễ dàng như vậy !
Bỏi vì trước hết, chúng không có tiền đề kinh tế như ở phương tây, không có bối cảnh của xã hội phương tây, chúng chưa có đủ sự tương đồng với nền văn hoá Việt. Muốn trở thành phù hợp, chúng cần có một quá trình được chú giải, hiệu chỉnh thích ứng và truyền bá vào cộng đồng Việt, được cộng đồng này hiểu và chấp nhận. Đó là quá trình tiếp biến để đạt tới sự tương đồng với nền văn hoá Việt.
- Các dự án nước ngoài và trong nước do KTS nước ngoài thiết kế tuy có không gian, vật liệu và trang thiết bị hiện đại nhưng dáng dấp kiến trúc và không gian nội thất đều mạng hình ảnh của nền văn hoá phương Tây, chưa thật sự gắn bó với triết lý sâu sắc của người phương Đông nói chung và chưa đề cập được những giá trị của tinh hoa văn hoá đặc trưng độc đáo của người Việt.
***
Vì vậy, đa phần các công trình này chỉ gây được sự sửng sốt ban đầu, vài năm sau chỉ còn lại chức năng sử dụng, không để lại được những ký ức lâu dài trong việc nâng cao tri thức văn hoá và cảm xúc thẩm mỹ của cộng đồng người Việt.

3. Sự khác biệt giữa tư duy biểu hiện phương Tây và tư duy hình tượng - biểu tượng Việt nam.
Chúng ta đều đã biết kiến trúc là một biểu hiện của nền văn hoá. Kiến trúc Việt của người Việt là biểu hiện của nền văn hoá Việt theo cả hai chiều đồng đại và lịch đại.
Mặt khác, chúng ta cũng đã biết rõ bối cảnh xuất phát và diễn biến của các nền văn hoá gốc du mục và săn bắn phương Tây trên lưng ngựa, lấy con mồi chuyển động làm mục tiêu, lấy tốc độ làm cứu cánh, lấy cá nhân làm điểm tựa, lấy duy lý lạnh lùng chính xác làm phương tiện, lấy vật thể làm đối tượng cũng khác biệt hoàn toàn với bối cảnh xuất phát và diễn biến của nền văn hoá Việt gắn liền với mặt đất, trong môi trường sông nước, lấy hạt lúa làm mục tiêu, lấy niềm tin làm cứu cánh, lấy cộng đồng làm điểm tựa, lấy cảm xúc nồng nàn làm phương tiện, lấy cả vật thể và phi vật thể làm đối tượng [Trần Ngọc Thêm].
Nền văn hoá duy lý mang đầy tính phân tích mạnh mẽ theo chiều sâu nhưng thiếu sự liên kết hài hoà của văn hoá phương Tây là đi theo hệ thời gian tuyến tính hoàn toàn khác biệt với nền văn hoá Việt hoà đồng, mềm dẻo dựa trên hệ thời gian chu kỳ. Trần Quốc vượng]
Nền văn hoá Việt không bảo thủ, không khước từ, không quay lưng với các nền văn hoá khác trong quá trình giao lưu đầy biến động và cũng không chấp nhận dễ dàng mặc nhiên mọi sản phẩm có sẵn của văn hoá ngoại lai mà tiềm ẩn một khả năng đặc biệt, đó là khả năng tiếp biến, bằng cơ chế khúc xạ văn hoá, đã mang đến cho nền văn hoá Việt nam nhiều giá trị phù hợp với đời sống, được xã hội Việt tiếp nhận dung nạp thấm sâu một cách tự nhiên, và đã trở thành những giá trị mới. Nhưng sự tiếp thu ấy phải có một lộ trình và lộ trình ấy phải phù hợp .
Vì vậy mà theo nguyên lý mà chủ nghĩa công năng phương Tây, kiến trúc là biểu thức :


Thích Dụng + Bền Vững + Kinh Tế + Thẩm Mỹ


Nhưng trong hệ quy chiếu của văn hoá Việt và ngay cả trong nhiều nền văn hoá khác trên thế giới, biểu thức trên không còn đúng nữa. Điều đó đã được chứng minh trong thực tế của nền kiến trúc nhiều nước trên thế giới về sự thay thế các chủ nghĩa duy công năng bằng những xu hướng khác phù hợp khách quan với nhu cầu của nền văn hoá tương ứng của đất nước ấy, dân tộc ấy.
Diễn biến, phân kỳ và bản chất của lịch sử, văn hoá, nghệ thuật, kiến trúc phương Tây cùng không hề giống với diễn biến, phân kỳ và bản chất của lịch sử, văn hoá, nghệ thuật, kiến trúc phương Đông và càng không thể giống với diễn biến và phân kỳ và bản chất của lịch sử, văn hoá, nghệ thuật, kiến trúc của người Việt.
Thời phong kiến của Phương tây kết thức từ thế kỷ thứ 17-18, còn thời phong kiến của Việt nam còn kéo dài đến giữa thế kỷ 20. Trong tư duy kiến trúc của Người Việt, từ không gian Đông Sơn cho đến các không gian kiến trúc Thời kỳ văn hoá Đại Việt kéo dài đến tận thế kỷ 20 ấy, tư duy hình tượng, biểu tượng không những chưa bao giờ tắt mà trái lại, luôn tràn ngập trong mọi không gian và luôn tràn đầy sức sống trong dân gian và trong mọi hành vi kiến trúc, nghệ thụât và cuộc sống đời thường của mỗi người Việt nam, trong đó có các kiến trúc sư.
Vậy, không phải là người Việt ta lạc hậu, kiến trúc sư Việt nam ta kém cỏi mà không hiểu nổi, không vận dụng nổi, không thấy được cái hay cái đẹp của phương Tây để nhanh chóng biến nó thành của mình, mà là vì còn thiếu một giai đoạn chuẩn bị cần thiết để một Lượng mới - là những tiền đề kinh tế, xã hội - biến thành một Chất mới, đó là xu hướng kiến trúc hình tượng- biểu tượng mang sắc thái Việt .
Hiện tượng mà cả một số kiến trúc sư ngây thơ và các chủ nhà nóng vội đều đã toả ra khắp nơi mạnh ai nấy nhặt nhạnh những mẩu hình ảnh mà họ tìm thấy trên đường tìm kiếm, từ "củ hành" đến "Pháp cổ" chính là biểu thị tư duy hình tượng- biểu tượng vẫn tồn tại hết sức mạnh mẽ trong ý thức văn hoá của người Việt đương đại.
Giữa giới sáng tác kiến trúc và công chúng, giữa người sáng tạo và cộng đồng sử dụng không gian kiến trúc chưa tìm được con đường nào để cùng chia sẻ kiến thức, hiểu biết, kinh nghiệm, niềm tin và trở thành những người đồng hành trên con đường sáng tạo kiến trúc.
Thực tế trên đã cho thấy sự khủng hoảng đang tồn tại trên hai mặt sau đây:
1- Sự bất cập giữa mục tiêu xây dựng nền kiến trúc Việt nam tiên tiến, đậm đà bản sắc và sự thiếu hụt các tri thức về văn hoá dân tộc cộng với sự lúng túng về phương pháp dẫn đến khủng hoảng về định hướng.
2- Khủng hoảng về việc xác định công chúng nghệ thuật của kiến trúc dẫn đến lúng túng về phương pháp quan hệ với cộng đồng, lúng túng trong việc thuyết phục cộng đồng.
***
Đi tìm giải pháp tháo gỡ các khủng hoảng trên là hết sức cần thiết và cấp bách. Nhưng các giải pháp chỉ có thể có giá trị thực tiễn một khi được xem xét trong bối cảnh các xu hướng kiến trúc đang tồn tại và vận động khách quan trong đời sống xã hội.

4. Xu hướng phát triển tư duy kiến trúc hình tượng -biểu tượng ở Việt nam hình thành khách quan và tất yếu:
Những gì điểm qua ở trên cho thấy, trong khi các luồng tư duy kiến trúc ngoại nhập phương Tây hoá nhộn nhịp trên thị trường thì vẫn có một xu hướng tư duy hình tượng mang nghĩa đã được hình thành từ những năm 1990, những năm đầu của thời kỳ mở cửa và đổi mới..
Không khí cởi mở của xã hội là những tiền đề cơ bản tạo điều kiện cho sự ra đời những công trình với những hình tượng mang nghĩa, với các nghĩa của hình tượng mô tả trực tiếp ý tưởng về các vốn quý về lịch sử văn hoá của dân tộc như Trống đồng, hoa văn dân tộc Tày Mường…các vốn quý của thiên nhiên và các sản phẩm truyền thống như mặt trăng, mặt trời, tre trúc, hoa sen, cây đàn, con thuyền…các đặc điểm của tín ngưỡng, tập quán, tâm thức như âm dương, vuông tròn… các hình tượng ẩn dụ hoặc hình tượng nhân hoá như trái tim, vòng tay, vành nón, ngọn lủa…,
***
15 năm sau đó, tức là tại thời điểm hiện nay, các các thành tựu kinh tế xã hội đã thay đổi theo hướng tăng trưởng. Đây là thời kỳ có những đặc điểm cơ bản sau đây:
- Sau nhiều thế kỷ liên tục chiến tranh gian khổ, ác liệt, với tư cách là một nước nghèo, một dân tộc nghèo, đây là thời điểm đầu tiên sau hàng ngàn năm lịch sử, người Việt nam có cơ hội đuợc thể hiện và đang thể hiện thành công năng lực của mình trong lĩnh vực kinh tế, nghệ thuật, công nghệ... Vì vậy, hơn lúc nào hết, lòng tự hào dân tộc thiêng liêng được họ thể hiện trên các công trình kiến trúc, là một loại thực thể nhân tạo được con người sáng tạo có quy mô lớn, không gian và chiều cao lớn, được tồn tại trường tồn với thời gian.
- Truyền thống và tập quán tư duy hình tượng như một định thức tư duy, định thức văn hoá của cộng đồng người Việt luôn là hướng đi tự nhiên nhất của người Việt trong nhận xét, bình luận, định hướng, sáng tạo mọi sản phẩm lao động trong đời sống hàng ngày cũng như trong sáng tạo nghệ thuật.
- Điều kiện kinh tế đã cho phép xuất hiện các nhà đầu tư tầm cỡ, các tập đoàn kinh tế là người Việt nam có đủ tiềm lực đầu tư vốn. Họ không bị phụ thuộc và các cơ chế quản lý vốn của nhà nước hoặc vốn đầu tư của nước ngoài nên họ có toàn quyền quyết định về hình ảnh của công ty mình trước xã hội bằng hình tượng kiến trúc của công trình, thể hiện trước cộng đồng, trước thế giới, trước tương lai, trước các đối tác về uy thế của Công ty, của Tập đoàn mình.
***
Đây chính là các tiền đề quan trọng, chính các tiền đề này sẽ quyết định hướng đi của các phong cách kiến trúc Việt nam đầu thế kỷ 21 mà xu hướng hình tượng- biểu tượng như đã nêu trên là những bước đi ban đầu cần được khích lệ..


5. dự báo Xu hướng phát triển của các phong cách kiến trúc hiện đại việt nam.
Trong 20-30 năm tới, nền kiến trúc hiện đại Việt nam sẽ trải qua sự biến động lớn. Hàng loạt các xu hướng kiến trúc sẽ ra đời và phát triển trên cơ sở những xu hướng kiến trúc đang tồn tại như kiến trúc phục cổ, kiến trúc thuần công nghệ cao, kiến trúc sau đó sẽ chuyển sang giai đoạn của kiến trúc biểu đạt.
Trong kiến trúc Việt nam hiện đại sẽ xuất hiện nhiều xu hướng kiến trúc mới với thời gian dài ngắn khác nhau. Tuy nhiên, trong số đó có 2 dòng kiến trúc lớn tương ứng với hai thể loại không gian kiến trúc sau đây có tiềm năng và phạm vi hội tụ lớn:
1- Các hiện tượng kiến trúc đơn lẻ:
Các hiện tượng kiến trúc đá rửa, con tiện, ban công bụng chửa, Pháp cổ, củ hành, mái chóp, nhà chia lô…dù đó là công trình có quy mô lớn hay nhỏ thì thật ra cũng chỉ là những hiện tượng kiến trúc rời rạc của một giai đoạn xã hội nhất định. Chúng không thể tạo nên dòng kiến trúc độc lập và bền vững bởi lẽ chẳng dựa trên một tâm thức văn hoá nào, một hệ thống quan niệm và cơ sở lý luận nào cả. Chúng chỉ tồn tại trong một thời gian ngắn ngủi và tự lụi tàn nhanh chóng.
Sự lụi tàn ấy, hôm nay chúng ta đã nhận thấy rồi.
Tuy nhiên, sự tồn tại một thời của các hiện tượng này vẫn có vai trò quan trọng là giúp các kiến trúc sư và xã hội cùng định hướng lại và giúp các chủ thể sáng tạo này có thêm động lực đi tìm và khẳng định xu hướng sáng tạo mới xứng đáng hơn với thanh danh nghề nghiệp của minh và hiệu quả hơn cho xã hội và tương lai đất nước.
2- Dòng kiến trúc thương mại:
Đây là dòng kiến trúc nổi bật chế ngự trong thập niên đầu tiên của thế kỷ 21(từ năm 2002), khi lần đầu tiên có chính sách cho phép đầu tư và kinh doanh chung cư căn hộ. Kết quả của phong trào đầu tư xây dựng chưng cư cao tầng và biệt thự liên kế… ồ ạt đã tạo nên hàng loạt khu đô thị mới.
Có thể nói, lần đầu tiên trong lịch sử kiến trúc nước ta, số công trình và khối lượng xây dựng tăng nhanh đột biến. Mặt tích cực của nó là đã tạo nên một khối lượng căn hộ lớn và góp phần đáp ứng một phần nhu cầu ở của dân cư và trong chừng mực nào đó đã góp phần tích cực về hiệu quả xã hội .
Tuy nhiên, ở đây chúng ta chỉ xem xét đến nó trong phạm vi kiến trúc mà thôi.
Do mục đích kinh doanh và lợi nhuận, các công trình này đều lấy tốc độ và hạ giá thành làm mục tiêu chính.và những nhà đầu tư chỉ coi kiến trúc này là hàng hoá để bản nhanh nhất, các kiến trúc sư hoàn thành thiết kế chạy đua với tiến độ thi công và tến độ giao nhà theo hợp đồng. Mọi cố gắng của kiến trúc sư là sử dụng thủ pháp công nghệ nhanh nhất để tinh toán số lương căn hộ và diện tich căn hộ hiệu quả cho việc bán hàng chứ không phải với mục đích tìm tòi không gian kiến trúc hiệu quả, nghệ thuật kiến trúc, tâm lý cư trú và tâm thức văn hoá của cộng đồng.
Hoạt động kiến trúc của dòng kiến trúc này đã khiến cho chính bản thân nó trở thành một dòng kiến trúc hàng hoá, kiến trúc thương mại.
Vì vậy, tuy nó là mới, nhưng là mới xây xong, chứ thật ra không gian kiến trúc chưa thật sự mới mẻ, nội dung tư tưởng và nghệ thuật kiến trúc chưa thật sự thuyết phục cộng đồng. Vì vậy, dòng kiến trúc này không lâu bền, sau một thời gian ngắn cộng đồng đã tỏ ra lãnh đạm. Nếu không kip thời có sự chuyển hường theo hường gắn bó với đời sống và tâm trạng của cư dân, với nền văn hoá của ngườiì Việt, thì dòng kiến trúc này sẽ không còn hội tụ được sức sống.
3- Dòng kiến trúc Không gian ấn tượng:
Thể hiện tại các thể loại không gian kiến trúc mang tính cạnh tranh rõ rệt giũa các chủ đầu tư và các kiến trúc sư nhằm thuyết phục công chúng - người trả tiền để có những không gian kiến trúc ngày càng tiện ích bằng việc liên tục tung ra thị trường các không gian kiến trúc độc đáo, với hiệu quả kinh tế- thẩm mỹ- tiện ích ngày càng cao, đó là:
- Các Tổ hợp chung cư cao cấp (cao tầng và thấp tầng), kết hợp với không gian thương mại và dịch vụ công cộng,
- Các tổ hợp vui chơi, giả trí cao cấp (cao cấp về trình độ chơi về trò chơi… chứ không phải về giá cả), loại công trình này thấp tầng hoặc dưới các tầng ngầm, tai các vùng có cảnh quan đẹp hoặc tại những nhu có mật độ cao trong đô thị, nơi mà hiệu quả và tính độc đáo của không gian quan trọng hơn hình tượng không gian bên ngoài.
4- Dòng kiến trúc hình tượng- biểu tượng: các loại không gian kiến trúc với mục đích gây sự chú ý của xã hội và đối tác, như: Trụ sở các cơ quan lớn, Trụ sở các Tổng công ty, Tổng hành dinh các Tập đoàn kinh tế - đầu tư tài chính lớn, các Trung tâm thương mại và Chứng khoán, các Tổ hợp văn phòng- khách sạn- văn hoá, các công trình Hội nghị Quốc gia và Quốc tế, các Tổ hợp biểu diễn không gian lớn, các Tổ hợp giải trí công nghệ cao, các Bảo tàng, các Tổ hợp Đại học , các công trình NCKH… các Tháp truyền hình, các Tháp Hải đăng, các Cảng Hàng không, các Trung tâm vũ trụ, các nhà máy điện hạt nhân…



Kiến trúc biểu hiện phương tây - kiến trúc hình tượng - biểu tượng việt nam 23936c8cf034f393fd3785305bdf6b94_45284748.bam7



Theo sự phân tích đầy đủ các yếu tố biện chứng của bối cảnh xã hội, có thể thấy hai dòng kiến trúc có tiềm năng lớn do có mối quan hệ chặt chẽ với kho tàng văn hoá phong phú, có phạm vi thu hút rộng lớn và mạnh mẽ, nó khả năng hội tụ các xu hướng kiến trúc khác vào nó, đó là dòng kiến trúc hình tượng - biểu tượng Việt và dòng kiến trúc không gian hiệu quả- không gian ấn tượng sẽ được dự báo trở thành xu hướng chính của Kiến trúc Việt nam những thập kỷ 50 của thế kỷ 21.

[/url]l=http://www.upanh.com/bam8_upanh/v/3re4co1pbqx.htm]Kiến trúc biểu hiện phương tây - kiến trúc hình tượng - biểu tượng việt nam 285bbac721571095882b96a58cdc689e_45284749.bam8[/url]


Trên đây là những dự báo dựa trên những căn cứ thực tế của các hiện tượng kiến trúc trong thời gian 15 năm trở lại đây . ácc vấn đề này sẽ con được tiếp tục nghên cứu.

6. Những bài học cần rút ra vì nền kiến trúc việt cho người việt.
Để có một hướng đi đúng đắn xây dựng Nền kiến trúc việt cho người việt, kiến trúc đương đại Việt nam cần phải có một giải pháp tương thích.
Để có một giải pháp tương thích, kiến trúc Việt nam cần bước sang một không gian nhận thức mới phù hợp và sát thực với nó.
Để có một không gian nhận thức mới phù hợp và sát thực với nó, kiến trúc Việt nam cần phải có được hai bước chuyển quan trọng:
Một là: Tư duy lý luận và tư duy sáng tạo kiến trúc hiện đại Việt nam cần lấy tư duy văn hoá dân tộc Việt làm gốc, làm cơ sở, làm điểm xuất phát và làm mục tiêu cao quý, lấy những mặt tích cực của quy luật cảm xúc của người Việt làm phương tiện cảm thụ, lấy công nghệ hiện đại của thế giới kết hợp với tâm lý nhận thức của người Việt làm phương tiện thể hiện.



Nếu coi nền kiến trúc đương đại Việt nam như một con tàu không ngừng chuyển động theo hướng phát triển thì điểm xuất phát của nó là tư duy văn hoá Việt, đích đến của nó là nhận thức thẩm mỹ cho người Việt, con tàu ấy đi trên nền tảng tinh thần, lối sống, tâm thức văn hoá Việt nam, con tàu ấy chuyển động bằng động lực của ý thức văn hoá Việt, trên con tàu ấy chở tác phẩm kiến trúc được cấu thành từ phương thức cảm thụ với quy luật cảm xúc và tâm lý nhận thức của người Việt kết hợp với phương tiện thể hiện là các thành tựu công nghệ hiện đại của thế giới.
Tác phẩm kiến trúc ở đây bao gồm tác phẩm công trình kiến trúc và tác phẩm lý luận, lý thuyết kiến trúc.
Chúng ta cần phải khẳng định rằng, trong các hoạt động sáng tác kiến trúc và lý luận kiến trúc, các giá trị ngoại sinh chỉ có thể được vận dụng một phần và vận dụng trong sự kết hợp với những đặc điểm tâm lý nhận thức của người Việt, như là phương tiện thể hiện mà thôi. Các giá trị ngoại sinh không thể là cơ sở nền tảng, không thể là điểm xuất phát, cũng không thể là phương tiện cảm thụ, càng không thể là đích đến của nền kiến trúc Việt nam.
Như vậy, chúng ta thấy rằng nguyên tắc trên không những giúp kiến trúc Việt nam thoát khỏi tình trạng tự tụt hậu, quẩn quanh lúng túng trong sự đóng băng trong những giá trị lỗi thời mà còn đảm bảo cho nó tính kế thừa các giá trị nội sinh, tiếp thu các giá trị ngoại sinh và tiếp biến để phát triển bền vững trong bối cảnh hội nhập với khu vực và thế giới.

Hai là, với tư cách là một nghệ thuật, trước hết kiến trúc phải xác định cho mình là có một công chúng nghệ thuật và phải xác định rõ công chúng của mình là ai để trên cơ sở đó, xác định vị trí đúng đắn của kiến trúc trước cộng đồng công chúng ấy.
Trước đây, chúng ta chỉ hiểu đối tượng phục vụ của kiến trúc là người sử dụng, là ông chủ, là khách hàng, cho nên, sản phẩm kiến trúc trong bối cảnh đó được hiểu là hàng hoá, mối quan hệ lúc đó là quan hệ thương mại.
Nhưng nếu xác định kiến trúc là nghệ thuật thì kiến trúc phải xác định có một cộng đồng công chúng nghệ thuật. Công chúng đó là cộng đồng có liên quan đến kiến trúc thông qua các hoạt động sử dụng và hưởng thụ trực tiếp các giá trị nghệ thuật của công trình kiến trúc, cộng đồng những người trực tiếp đầu tư kiến trúc, cộng đồng những người trực tiếp xây dựng và kiến tạo không gian kiến trúc, cộng đồng những người quản lý và bảo vệ kiến trúc.
Tiếp đó, kiến trúc phải xác định vị trí đúng đắn của mình với công đồng công chúng ấy.
Đã có lúc, kiến trúc đã tự cho mình với tư cách một nghệ thuật siêu đẳng, đứng độc lập trên đài cao để bảo tồn "tính trong sáng" nghệ thuật. Rồi tự chúng ta đã cô lập mình với các nghệ thuật và các khoa học khác. Chúng ta chưa thể hiện sự thừa nhận bằng hành động cụ thể rằng kiến trúc gắn chặt với văn học, với thơ, với nhạc, với ca dao, với văn hoá dân gian, với khảo cổ học, với thời trang, với toán học, với sinh học, với tâm lý học, với xã hội học…
Đã có lúc, kiến trúc đã tự cho mình với tư cách một tầng lớp siêu đẳng. Chúng ta đã từng đứng trên công chúng, ảo tưởng rằng công chúng phải mặc nhiên làm theo những gì mình vẽ ra, suy nghĩ như mình nghĩ. Rồi chính kiến trúc sư chúng ta lại cũng đã sẵn sáng đứng dưới công chúng để nghe công chúng bảo vẽ củ hành thì vẽ củ hành, bảo vẽ chóp thì vẽ chóp.
Giờ đây, chúng ta phải tìm lại chỗ đứng đúng đắn của mình đối với công chúng. Không đứng trên, không đứng dưới mà chỗ đứng của kiến trúc sư là ở ngay trong lòng công chúng và chính là một bộ phận của cộng đồng công chúng. Một phần của kiến trúc sư chúng ta là thuộc về công chúng nghệ thuật trong việc lắng nghe và dự cảm với tư cách người thưởng thức khách quan, cùng chia sẻ với cộng đồng, thu hút cộng đồng, trở thành người giải thích, vận động, thuyết phục cho cộng đồng hiểu và để họ tự nguyện cùng đi với kiến trúc sư trên con đường định hướng mà kiến trúc vạch ra, theo giải pháp chuyên môn mà kiến trúc đề xuất.

Hà nội, ngày 10/9/2005

TS. KTS. Hoàng Ngọc Hoa
mi
mi
Kiến Thợ
Kiến Thợ

Bài viết : 232
Giới tính : Nam
status : you are my space
Points Points : 157

http://www.archdaily.com

Về Đầu Trang Go down

Kiến trúc biểu hiện phương tây - kiến trúc hình tượng - biểu tượng việt nam Empty Re: Kiến trúc biểu hiện phương tây - kiến trúc hình tượng - biểu tượng việt nam

Bài gửi by mi 27/05/12, 05:20 am

mới đọc được nữa bài thôi mà nhiều vấn đề bấy lâu được giải đáp nên úp lên mọi người cùng ngẩm
mi
mi
Kiến Thợ
Kiến Thợ

Bài viết : 232
Giới tính : Nam
status : you are my space
Points Points : 157

http://www.archdaily.com

Về Đầu Trang Go down

Về Đầu Trang

- Similar topics

 
Permissions in this forum:
Bạn không có quyền trả lời bài viết