Bạn có muốn phản ứng với tin nhắn này? Vui lòng đăng ký diễn đàn trong một vài cú nhấp chuột hoặc đăng nhập để tiếp tục.
Latest topics
» Mẫu Biệt Thự Đẹp Biệt Thự Cao Cấp Sang Trọng Hiện Đại 2017
by xathu 03/01/17, 03:01 pm

» Mẫu Biệt Thự Đẹp Biệt Thự Sân Vườn Hiện Đại Sang Trọng Xinh
by xathu 23/12/16, 01:51 pm

» Mẫu Biệt Thự Đẹp Thiết Kế Biệt Thự Phố Cổ Điển
by xathu 16/12/16, 02:36 pm

» Mẫu Biệt Thự Đẹp Thiết Kế Ngôi Biệt Thự Mini Xinh 2016
by xathu 12/12/16, 10:18 am

» Mẫu Biệt Thự Đẹp Các Thiết Kế Biệt Thự Tân Cổ Điển Cao Cấp 2016 Xinh
by xathu 02/12/16, 11:16 am

» Mẫu Nhà Phố Đẹp Tổng Hợp Mẫu Nhà Phố Đẹp 2 Mặt Tiền
by xathu 28/11/16, 01:53 pm

» Mẫu Biệt Thự Đẹp Tổng Hợp Biệt Thự Cổ Điển
by xathu 23/11/16, 10:39 am

» Mẫu Biệt Thự Đẹp Biệt Thự Cổ Điển Xinh 2016
by xathu 18/11/16, 01:45 pm

» Mẫu Biệt Thự Đẹp Thiết Kế Biệt Nghĩ Dưỡng Hiện Đại
by xathu 05/11/16, 11:29 am

» Mẫu Biệt Thự Đẹp Thiết Kế Biệt Thự Cổ Điển
by xathu 07/10/16, 03:20 pm

» Mẫu Biệt Thự Đẹp Biệt Thự Sang Trọng Xinh
by xathu 30/09/16, 01:54 pm

» bổ xung thư viện cad
by minh minh 22/09/16, 02:30 pm

» Mẫu Biệt Thự Đẹp Biệt Thự Sân Vườn Hiện Đại Xinh
by xathu 19/09/16, 03:37 pm

» Mẫu Nhà Phố Đẹp Thiết Kế Nhà Phố 3.8x16
by xathu 08/09/16, 10:53 am

» Những Mẫu Biệt Thự Đẹp Biệt Thự Cổ Điển Xinh
by xathu 25/08/16, 02:31 pm

» Nhà Phố 2 Mặt Tiền Xinh - Mẫu Nhà Phố Đẹp
by xathu 15/08/16, 03:51 pm

» Bộ thư viện ghép shop cho anh em làm đồ án đây. xúc nhanh nào
by lqhanh29 13/07/16, 03:13 pm

» Architecture: FORM, SPACE and ORDER (Kiến trúc HÌNH THỂ, KHÔNG GIAN và TRẬT TỰ)
by nguyên thanh duy 30/06/16, 03:15 pm

» Mẫu Nhà Phố 4x18 Đẹp
by xathu 21/06/16, 11:07 am

» Tổng Hợp Các Mẫu Biệt Thự Đẹp
by xathu 04/06/16, 10:58 am


Wang Shu ( Trung Quốc ) Giải thưởng Kiến trúc Pritzker Laureate năm 2012

2 posters

Go down

Wang Shu ( Trung Quốc ) Giải thưởng Kiến trúc Pritzker Laureate năm 2012 Empty Wang Shu ( Trung Quốc ) Giải thưởng Kiến trúc Pritzker Laureate năm 2012

Bài gửi by roting 24/04/12, 01:14 pm

kiến ​​trúc sư 48 tuổi
người Trung Quốc, sẽ là người nhận giải thưởng Kiến trúc Pritzker 2012, đã được công bố ngày hôm nay bởi Thomas J. Pritzker, chủ tịch Quỹ Hyatt tài trợ giải thưởng. Buổi lễ chính thức cho những gì đã được biết đến trên toàn thế giới là vinh dự cao nhất của kiến ​​trúc sẽ được ở Bắc Kinh vào ngày 25 tháng 5.
Code:
http://www.pritzkerprize.com/2012/announcement
Wang Shu ( Trung Quốc ) Giải thưởng Kiến trúc Pritzker Laureate năm 2012 Untitled-1
Sự đặc biệt không là đáng kể nếu Wang Shu là một kiến trúc sư “quốc tế” và có những thiết kế mới lạ, hiện đại. Đâu là triết lí Á Đông? Hay tính địa phương rõ nét trong thiết kế của kiến trúc sư đã từng đạt giải thưởng thiết kế bền vững của Holcim Award 2005? Cùng Kienviet tìm hiểu về Wang Shu – Kiến trúc sư Trung Quốc đầu tiên đạt giải thưởng Pritzker !Trung Quốc phải phát điên – Archdaily dẫn luận.

Trong những năm gần đây, sự tăng trưởng của Trung Quốc là đáng kinh ngạc. Chúng giống như sự gia tăng các dự án lớn trong nước với mức độ bùng nổ của thực nghiệm kiến trúc tại DuBai. OMA, Hadid, Holl, Foster, Morphosis – những cường quốc hàng đầu của kiến trúc tất cả đều tìm kiếm tới Trung Quốc đáp ứng các nhu cầu quyền lực và rõ hơn lúc nào hết – Trung Quốc đang củng cố vị trí của nó bằng xuất phát điểm từ một quốc gia giàu nền văn hóa lịch sử sang một hình ảnh toàn cầu hóa cho đất nước. Một hình ảnh tỏa sáng liên tục dựa trên thách thức vật chất truyền thống, quy mô và các mối quan hệ trong ngữ cảnh các thành phố hiện đại của Trung Quốc như Thượng Hải, Bắc Kinh, Hàng Châu và Tây Cửu Long.

Có lẽ đó là lí do tại sao nhiều người đã không nghe nói gì về Wang Shu và Studio Amateur. Và đó là câu trả lời của câu hỏi “tại sao giải thưởng Pritzker này lại mang trọng lượng như vậy ?”

Wang Shu chỉ là một Kiến trúc sư địa phương?

Sống trong thời đại mà mục tiêu là để thể hiện nổi bật được phong cách riêng biệt cho từng cá nhân, tuy nhiên Wang đã tránh xa những đặc quyền như vậy. Từ những năm 1990, Wang làm việc với những người thợ nề bình thường để xây dựng những kiến trúc đơn giản. Ban giám khảo giải thưởng Pritzker nhận định: “Quá trình đô thị hóa ở Trung Quốc hiện nay đang tạo nên một cuộc tranh cãi, liệu nên giữ truyền thống hay chỉ nên hướng tới tương lai. Nhưng hơn cả sự tuyệt vời, các công trình của Wang Shu có thể vượt qua cuộc tranh cãi đó khi những công trình của ông không chịu ảnh hưởng của thời gian, phù hợp với ngữ cảnh nhưng vẫn mang tính toàn cầu”.Wang Shu thường nói rằng: “Kiến trúc xuất phát từ những lý do đơn giản rằng nó là vấn đề của cuộc sống hằng ngày”. Tôi nói rằng tôi đang xây một “ngôi nhà” thay vì nói tôi đang “xây dựng”, bởi tôi nghĩ đến thứ gì đó gần gũi hơn với cuộc sống hằng ngày. Khi tôi đặt tên xưởng thiết kế của mình là Amateur Studio là tôi muốn nhấn mạnh rằng: “Đối với tôi, là một nghệ nhân hoặc thợ thủ công, đều có đam mê và niềm vui với công việc, hoặc gần như thế”.

Wang bắt đầu vẽ khi mới 2 tuổi, ông vẽ lên mọi thứ, từ sách tới tường nhà mình trong một ngõ nhỏ ở Bắc Kinh. Năm 6 tuổi, Wang trở lại nơi mình đã cất tiếng khóc chào đời, Urumqi, cách Bắc Kinh hơn 1.500 dặm. 4-5 năm sau, khi ông trở lại Bắc Kinh, những người hàng xóm nói với ông rằng: “Chúng tôi vẫn giữ những hình vẽ của cháu trên tường”. Wang kể, câu nói đó khiến tôi cảm thấy ấm áp như thế nào. “Thế mới thực sự là hàng xóm. Và điều đó có nghĩa, những người dân thường cũng hiểu được gì đó về nghệ thuật và văn hóa”.

Theo học trường Kiến trúc ở Nam Kinh, nhưng Wang khẳng định nếu chỉ áp dụng những gì học trong trường thì sẽ không bao giờ trở thành một kiến trúc sư giỏi. Ông từng làm việc để tu bổ những tòa nhà cũ. Đó là lúc Trung Quốc đang bùng nổ – hàng triệu người chuyển tới các thành phố và Chính phủ đã xây dựng nhiều nhà ở, trường học, bệnh viện, tuyến xe điện ngầm, tòa tháp văn phòng với quy mô và tốc độ chưa từng thấy ở nước này. Nhưng thời kỳ đó Wang “biến mất” chứ không tham gia bất cứ công trình nào.

Sau đó 10 năm, Wang tìm đến những công trình do những người thợ nề truyền thống xây dựng, và từ 8 giờ sáng đến nửa đêm ông quan sát xem họ làm việc như thế nào, họ trộn vật liệu ra làm sao và xem họ đặt cửa sổ ở đâu. Nếu dự án đó kéo dài 3 tháng thì hầu như ngày nào ông cũng có mặt. Khi không có mặt ở đó, ông lại nghiên cứu nhân loại học, triết học, lịch sử nghệ thuật và xem phim.

Và Wang không thích “kiểu kiến trúc vô hồn hiện nay”, làm việc giống một họa sĩ Trung Hoa truyền thống hơn. Khi nhận thiết kế một công trình nào đó, ông tìm hiểu kỹ thành phố đó rồi trở về nhà, tư duy trong khoảng 1 tuần, nhưng không vẽ. Wang uống trà hằng ngày để có được sự điềm tĩnh, thư thái. Vì vậy, phong cách kiến trúc của ông không hề lạc lõng mà luôn hài hòa với cảnh quan xung quanh.

Đến năm 2000, ông đã hoàn thành dự án lớn đầu tiên của mình – Thư viện của trường nghề Wenzheng tại Đại học Tô Châu. Để công trình thực sự phù hợp với triết lý của mình là chú trọng đến môi trường, xem xét cẩn thận đến nghề làm vườn truyền thống của Tô Châu, ông đã đề xuất các tòa nhà nằm giữa nước và những ngọn núi không nên nổi bật, ông đã thiết kế thư viện với gần một nửa của tòa nhà là ở dưới lòng đất. Ngoài ra, bốn tòa nhà khác nhỏ hơn nhiều so với tòa nhà chính. Năm 2004, công trình thư viện này nhận được Giải thưởng Kiến trúc Nghệ thuật của Trung Quốc.

Các dự án lớn khác của ông đã hoàn thành tất cả ở Trung Quốc chỉ trong năm 2005, bao gồm Bảo tàng Nghệ thuật đương đại Ningbo và Nhà phân tán (5 ngôi nhà rải rác) tại Ningbo nhận được giải thưởng Holcim Awards năm 2005 cho công trình bền vững ở khu vực châu Á – Thái Bình Dương. Cũng tại thành phố này, ông cũng đã hoàn thành Bảo tàng Lịch sử Ningbo vào năm 2008. Trong thành phố Hàng Châu quê hương của ông, ông đã triển khai giai đoạn 1 của Làng đại học Xiangshan thuộc Học viện Nghệ thuật Trung Quốc năm 2004, và sau đó hoàn thành giai đoạn 2 trong cùng khuôn viên của làng đại học này trong năm 2007.

Đúng như cách nghĩ của Wang về tính kinh tế trong sử dụng vật liệu, ông đã tận dụng hơn 2.000.000 viên gạch từ việc phá hủy ngôi nhà truyền thống để lợp các mái nhà của làng đại học này. Cùng năm đó tại Hàng Châu, ông đã xây dựng khu căn hộ Vertical Courtyard, bao gồm tòa tháp 26 tầng, được đề cử trong năm 2008 cho giải thưởng cao ốc quốc tế của Đức. Cũng hoàn thành trong năm 2009 tại Hàng Châu, là hội trường triển lãm về phố Hoàng gia của triều đại Nam Tống. Năm 2006, ông đã hoàn thành Nhà Gốm Sứ ở Kim Hoa.

Những ghi nhận quốc tế khác bao gồm giải thưởng French Gold Medal của Học viện Kiến trúc năm 2011. Năm trước đó, ông cùng vợ mình, bà Lu Wenyu, đã được trao giải thưởng Kiến trúc Schelling của Đức.

Từ năm 2000, Wang Shu đã là người đứng đầu của Khoa Kiến trúc của Học viện Nghệ thuật tại Hàng Châu, nơi ông đã từng làm nghiên cứu về môi trường và kiến trúc khi ông lần đầu tiên tốt nghiệp tại trường này. Năm ngoái, ông trở thành kiến trúc sư Trung Quốc đầu tiên giữ vị trí “Kenzo Tange Visiting Professor” tại Harvard Graduate School of Design ở Cambridge, Massachusetts. Ông cũng là giảng viên thường xuyên thỉnh giảng tại nhiều trường đại học trên khắp thế giới, bao gồm cả ở Hoa Kỳ: UCLA, Harvard, Đại học Texas, Đại học Pennsylvania. Ông đã tham gia một số triển lãm quốc tế lớn ở Venice, Hong Kong, Brussels, Berlin và Paris.

Khi biết mình được vinh danh tại giải thưởng Pritzker, Wang Shu cho biết: “Đây thực sự là một ngạc nhiên lớn. Tôi rất vinh dự được nhận giải Pritzker. Tôi đột nhiên nhận ra rằng tôi đã làm rất nhiều việc trong thập kỷ qua. Nó chứng tỏ rằng làm việc một cách nghiêm túc và kiên trì dẫn đến kết quả tích cực.“

Ban giám khảo được lựa chọn cho giải thưởng Pritzker năm 2012 bao gồm Chủ tịch, Lord Palumbo, người bảo trợ kiến trúc nổi tiếng của London, Chủ tịch ủy thác Serpentine Gallery, cựu chủ tịch của Hội đồng nghệ thuật của Vương quốc Anh, cựu chủ tịch của Tate Gallery Foundation, và cựu ủy viên của Mies van der Rohe Archive tại Bảo tàng Nghệ thuật Hiện đại, New York và các thành viên khác (theo thứ tự ABC): Alejandro Aravena, kiến trúc sư và giám đốc điều hành của Elemental tại Santiago, Chile, Stephen Breyer, Tòa án Tư pháp tối cao Hoa Kỳ, Washington,D.C; Yung Ho Chang, kiến trúc sư và nhà giáo dục, Bắc Kinh, Cộng hòa nhân dân Trung Hoa; Zaha Hadid, kiến trúc sư và chủ nhân Pritzker 2004; Glenn Murcutt, kiến trúc sư và đoạt giải Pritzker năm 2002 ở Sydney, Australia; Juhani Pallasmaa, kiến trúc sư, giáo sư và tác giả của Helsinki, Phần Lan và Karen Stein, nhà văn, biên tập viên và chuyên gia tư vấn kiến trúc tại New York. Martha Thorne, phó hiệu trưởng quan hệ đối ngoại, IE School of Architecture, Madrid, Tây Ban Nha, là giám đốc điều hành của giải thưởng.
bài viết tham khảo tại kienviet.net
roting
roting
Kiến Thợ
Kiến Thợ

Bài viết : 226
Giới tính : Nữ
status : PHẤN ĐẤU THIÊT KẾ ĐƯỢC NHÀ MÀ MÙA Ô TÔ ^^
Points Points : 151

http://kienhue.co.cc

Về Đầu Trang Go down

Wang Shu ( Trung Quốc ) Giải thưởng Kiến trúc Pritzker Laureate năm 2012 Empty Re: Wang Shu ( Trung Quốc ) Giải thưởng Kiến trúc Pritzker Laureate năm 2012

Bài gửi by mi 24/04/12, 04:54 pm

nhờ ông này mà tui biết được sự quang trọng của từ ngữ ,,,,, khi ông có đề cập đến việc "thường nhắc nhở sinh viên mình nêu lên những từ miêu tả tính chất " qua miệng tui nó méo thế ,,,không biết ông nói có hay hơn không :8onion10: ...
có cơ hội anh em tìm hiểu , tập kết các ông trong hội kiến trúc việt nam ,,,tìm hiểu cái bản sắc gần gần thế cũng thấm thêm được nhiều không cần đi xa ,,
mi
mi
Kiến Thợ
Kiến Thợ

Bài viết : 232
Giới tính : Nam
status : you are my space
Points Points : 157

http://www.archdaily.com

Về Đầu Trang Go down

Về Đầu Trang

- Similar topics

 
Permissions in this forum:
Bạn không có quyền trả lời bài viết