Bạn có muốn phản ứng với tin nhắn này? Vui lòng đăng ký diễn đàn trong một vài cú nhấp chuột hoặc đăng nhập để tiếp tục.
Latest topics
» Mẫu Biệt Thự Đẹp Biệt Thự Cao Cấp Sang Trọng Hiện Đại 2017
by xathu 03/01/17, 03:01 pm

» Mẫu Biệt Thự Đẹp Biệt Thự Sân Vườn Hiện Đại Sang Trọng Xinh
by xathu 23/12/16, 01:51 pm

» Mẫu Biệt Thự Đẹp Thiết Kế Biệt Thự Phố Cổ Điển
by xathu 16/12/16, 02:36 pm

» Mẫu Biệt Thự Đẹp Thiết Kế Ngôi Biệt Thự Mini Xinh 2016
by xathu 12/12/16, 10:18 am

» Mẫu Biệt Thự Đẹp Các Thiết Kế Biệt Thự Tân Cổ Điển Cao Cấp 2016 Xinh
by xathu 02/12/16, 11:16 am

» Mẫu Nhà Phố Đẹp Tổng Hợp Mẫu Nhà Phố Đẹp 2 Mặt Tiền
by xathu 28/11/16, 01:53 pm

» Mẫu Biệt Thự Đẹp Tổng Hợp Biệt Thự Cổ Điển
by xathu 23/11/16, 10:39 am

» Mẫu Biệt Thự Đẹp Biệt Thự Cổ Điển Xinh 2016
by xathu 18/11/16, 01:45 pm

» Mẫu Biệt Thự Đẹp Thiết Kế Biệt Nghĩ Dưỡng Hiện Đại
by xathu 05/11/16, 11:29 am

» Mẫu Biệt Thự Đẹp Thiết Kế Biệt Thự Cổ Điển
by xathu 07/10/16, 03:20 pm

» Mẫu Biệt Thự Đẹp Biệt Thự Sang Trọng Xinh
by xathu 30/09/16, 01:54 pm

» bổ xung thư viện cad
by minh minh 22/09/16, 02:30 pm

» Mẫu Biệt Thự Đẹp Biệt Thự Sân Vườn Hiện Đại Xinh
by xathu 19/09/16, 03:37 pm

» Mẫu Nhà Phố Đẹp Thiết Kế Nhà Phố 3.8x16
by xathu 08/09/16, 10:53 am

» Những Mẫu Biệt Thự Đẹp Biệt Thự Cổ Điển Xinh
by xathu 25/08/16, 02:31 pm

» Nhà Phố 2 Mặt Tiền Xinh - Mẫu Nhà Phố Đẹp
by xathu 15/08/16, 03:51 pm

» Bộ thư viện ghép shop cho anh em làm đồ án đây. xúc nhanh nào
by lqhanh29 13/07/16, 03:13 pm

» Architecture: FORM, SPACE and ORDER (Kiến trúc HÌNH THỂ, KHÔNG GIAN và TRẬT TỰ)
by nguyên thanh duy 30/06/16, 03:15 pm

» Mẫu Nhà Phố 4x18 Đẹp
by xathu 21/06/16, 11:07 am

» Tổng Hợp Các Mẫu Biệt Thự Đẹp
by xathu 04/06/16, 10:58 am


Kiến trúc xanh - Kiến trúc bền vững - Kiến trúc sinh thái

2 posters

Go down

Kiến trúc xanh - Kiến trúc bền vững - Kiến trúc sinh thái Empty Kiến trúc xanh - Kiến trúc bền vững - Kiến trúc sinh thái

Bài gửi by furious 21/01/11, 06:44 pm



Mở đầu chủ đề bằng một bài viết của TS.KTS Lê Thị Bích Thuận đăng trên Tạp chí Kiến trúc Việt Nam với hình ảnh mô phỏng từ Vườn treo Babylon hiện đại ở thành phố Fukuoki, Nhật Bản
Không như mọi người vẫn hình dung về một hình ảnh các khu nghỉ mát sang trọng rợp bóng cây hay các toà nhà hi-tech cực kú hiện đại, kiến trúc xanh mang đến cái lợi trực tiếp: giá điện ngày càng cao và nếu tuân thủ thiết kế theo mô hình xanh, hoá đơn tiền điện sẽ giảm rất nhiều. Chi phí y tế cũng sẽ giảm nếu thiết kế xanh, môi trường ở và làm việc sẽ giảm thiểu bụi bặm và các hoá chất độc hại.

Tuy nhiên, trong thực tế tại Việt Nam, việc triển khai nhân rộng mô hình “kiến trúc xanh” vẫn còn kém hiệu quả. Chúng ta hãy bước đầu đi tìm một vài nguyên nhân để từ đó có thể đề ra biện pháp quảng bá, khuyến khích và nhân rộng mô hình này.
Kiến trúc xanh - Kiến trúc bền vững - Kiến trúc sinh thái Tv_218081
Về vật liệu xây dựng

Đây là một trong những “vướng mắc” hiện nay trong việc nhân rộng mô hình kiến trúc xanh. Một điều hiển nhiên không thể chối bỏ là: vật liệu xây dựng cho mô hình kiến trúc xanh thường có giá thành ban đầu cao vì phải đáp ứng được một số yêu cầu đặc biệt: Ví dụ như kính 2 lớp để giảm bức xạ nhiệt, tổ chức và tận dụng sự lưu chuyển năng lượng trong ngôi nhà; sử dụng cảm ứng để điều chỉnh ánh sáng đèn thích hợp, làm tường 2 lớp để ổn định và cách nhiệt…

Chúng ta đã biết, năng lượng được coi là mối quan tâm hàng đầu trong thiết kế nhà ở “kiến trúc xanh” ở hai khía cạnh. Thứ nhất, năng lượng tiêu hao để tạo ra sản phẩm sẽ phải được chọn ở mức thấp nhất. Ví dụ, một bức tường gạch có thể được đem so với bức tường kính xem cần bao nhiêu năng lượng (than, điện…), bao nhiêu vật liệu khai thác từ thiên nhiên để tạo ra bức tường gạch và kính đó. Cái nào tiêu dùng ít năng lượng hơn sẽ được chọn. Đây là vấn đề xuất phát từ ý thức của con người nhằm làm giảm tác động lên môi trường. Với xu hướng đó, trên thế giới người ta ngày càng dùng nhiều bê tông nhẹ chịu lực cao, gia tăng sử dụng các vật liệu mới. Công nghệ vật liệu mới cũng cho phép sử dụng kết cấu mới có kích cỡ nhỏ, ít chiếm chỗ hơn kết cấu bê tông cốt thép kiểu cũ. Điều này cho phép dành nhiều không gian hơn cho nhu cầu ở và sinh hoạt, khoảng trống, mảng xanh trong nhà... Và tất nhiên, suất đầu tư ban đầu sẽ lớn hơn hẳn với nhà thông thường cùng loại.

Thứ hai, năng lượng tiêu hao để vận hành sử dụng toà nhà cũng sẽ được xem xét từ trong quá trình thiết kế. Đây là vấn đề phức tạp trong việc giải quyết. Các thiết bị tận dụng năng lượng trực tiếp từ thiên nhiên như nắng, gió… trước đây gặp trở ngại vì giá thành thường cao. Tuy nhiên hiện nay, việc ứng dụng đã khả thi hơn nhờ công nghệ có bước đột phá, giá thành giảm. Chẳng hạn như pin mặt trời trước đây chỉ có hiệu suất 25% (biến 25% năng lượng mặt trời chiếu xuống một đơn vị diện tích tấm pin thành năng lượng hữu ích) thì nay có thể đạt hiệu suất 60%. Đó cũng là một tín hiệu mừng cần ghi nhận.
Kiến trúc xanh - Kiến trúc bền vững - Kiến trúc sinh thái Tv_218083
Về khung thể chế và pháp lý

Viện Kiến trúc Mỹ hàng năm đều có bình chọn sản phẩm trao giải Top 10 công trình xanh. “Xanh” cũng là một tiêu chí lớn trong 10 công trình kiến trúc nổi bật của năm 2007 do tạp chí Time bình chọn. Tiến sĩ Matthias Krups, Chủ tịch tập đoàn thông tin xây dựng BCI và tạp chí kiến trúc FuturArc cho rằng: “Đây là trách nhiệm của kiến trúc sư ngay từ khi bắt đầu bản vẽ. Phải cẩn trọng giúp giảm chi phí cho công trình trong suốt vòng đời của nó, qua đó giảm ảnh hưởng đến môi trường”.

Tại Trung Quốc, Skidmore, Owings & Merrill đã thiết kế dự án tòa nhà chọc trời không tiêu hao năng lượng đầu tiên ở Trung Quốc, dự kiến hoàn thành vào năm 2009. Mang tên “toà tháp Châu Giang” với 71 tầng, đây sẽ là toà nhà sạch đầu tiên ở Trung Quốc, bởi chỉ sử dụng nguồn năng lượng dựa vào sức gió và ánh nắng mặt trời. Thiết kế mới của Skidmore, Owings & Merrill được coi là động thái có tính khích lệ trong bối cảnh Trung Quốc có khoảng 50% ô nhiễm là từ các toà nhà. Và hiện các nhà chức trách ở các thành phố lớn nước này đang dần xúc tiến việc phát triển tốt cho môi trường bằng việc loại các dự án không thoả mãn các tiêu chuẩn sạch và hỗ trợ tài chính cho các công nghệ mới thân thiện môi trường.

Thủ đô Seoul của Hàn Quốc cũng đã lập quỹ thưởng cho cá nhân, tập thể, công sở nào tận dụng diện tích mái nhà trồng thảm cỏ, cây xanh trên cao. Nhờ mức thưởng tăng theo diện tích “thảm xanh” tạo ra so với diện tích nhà xây mà thúc đẩy được tốc độ xã hội hóa tăng “diện tích xanh” để thay đổi vi khí hậu trong các tiểu khu đô thị, khắc phục ô nhiễm khói bụi, tăng ô xy tự nhiên. Các bể bơi lộ thiên cũng được xây ở mái bằng tòa nhà để tăng diện tích mặt nước, tận dụng đất trống giữa các nhà cao tầng để xây bể bơi, làm bồn phun nước, cải thiện vi khí hậu, tiết kiệm năng lượng cho các toà nhà.

Ở Việt Nam, ngày 3/9/2003 Chính phủ đã ban hành Nghị định 102/2003/NĐ-CP về việc "Sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả" trong đó có đề cập đến vấn đề sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả trong các công trình xây dựng. Hưởng ứng Nghị định này Bộ Xây dựng đã có kế hoạch biên soạn Quy chuẩn xây dựng- Các công trình xây dựng sử dụng năng lượng có hiệu quả và Quy chuẩn này đã được ban hành vào tháng 11/2005 (QCXDVN 05: 2005). Đây là văn bản pháp quy kỹ thuật quy định các yêu cầu kỹ thuật bắt buộc phải tuân thủ khi thiết kế và sử dụng các thiết bị như thiết bị chiếu sáng, điều hoà không khí, thiết bị đun nước nóng hoặc các thiết bị khác sử dụng nhiều năng lượng trong các công trình thương mại, trụ sở cơ quan hành chính Nhà nước, nhà ở cao tầng, khách sạn... Ngày 14/4/2006, Thủ tướng Chính phủ đã ký Quyết định số 79/2006/QĐ-CP về việc Phê duyệt chương trình mục tiêu quốc gia về sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả. Bộ Xây dựng là một trong các Bộ được giao chủ trì thực hiện nội dung "Sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu qủa trong toà nhà" .Bộ Xây dựng cũng đó ra nhiều tiờu chuẩn như “Nhà ở cao tầng - hướng dẫn thiết kế sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả”, “Nhà văn phòng - hướng dẫn thiết kế sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả”,…

Tuy nhiên, chưa có một chế tài cụ thể cho việc khuyến khích các công trình được xây dựng theo mô hình kiến trúc xanh, cũng như các hướng dẫn chi tiết và đồng bộ. Bản thân công trình vốn đã không được sự “hưởng ứng” từ phía các nhà đầu tư (vì suất đầu tư ban đầu khá cao) lại không được khuyến khích và quảng bá một cách thiết thực từ các nhà quản lý xây dựng, từ chính quyền đô thị. Vì thế trong thực tế, các công trình “nhà ở thông minh”, “công trình tiết kiệm năng lượng”… vẫn tồn tại lẻ tẻ dưới dạng một dự án đơn lẻ mà không có bất cứ sự “tuyên dương”, giới thiệu hay quảng bá nào và được ít người biết đến để rút kinh nghiệm và học tập.
Kiến trúc xanh - Kiến trúc bền vững - Kiến trúc sinh thái Tv_218082
Hiểu biết chung về kiến trúc xanh: còn hạn chế

Số lượng các tài liệu về kiến trúc xanh lưu hành tại Việt Nam chưa nhiều và chưa được phổ cập rộng rãi. Một điều cần nhấn mạnh là đa phần các tài liệu có xuất xứ từ Châu Âu hay Bắc Mỹ, nơi người ta chủ yếu chống lạnh, trong khi tại Việt Nam, vấn đề chống nóng và thoát ẩm phải đặt lên hàng đầu (Thực tế, đây là hai nhiệm vụ khá mâu thuẫn gây khó khăn cho người thiết kế tại Việt Nam). Kiến trúc xanh không có một quy tắc chung mà vấn đề bối cảnh địa phương phải đặt lên hàng đầu, từ đó mới xem xét giải pháp nào là phù hợp, tức là cách ứng dụng nguyên lý thiết kế ở đâu, như thế nào… mới là kết quả cuối cùng cho một mô hình kiến trúc xanh.

Liên quan đến vấn đề này, ta có thể nghe câu chuyện của của tiến sĩ Goh Chong Chia, chủ tịch Uỷ ban tiêu chuẩn xây dựng của Quốc hội Singapore, nguyên chủ tịch Tổ chức kiến trúc sư Singapore SIA (Singapore Institute of Architects) về quan niệm và ứng dụng xanh của ông: Singapore dùng rất nhiều máy lạnh và rất nhiều người phương Tây khuyên chúng tôi đừng dùng nữa, tôi trả lời rằng: "Khi nào anh ngừng sưởi nhà anh vào mùa đông thì tôi sẽ ngừng máy lạnh". Câu hỏi thật ra phải là: "Làm thế nào để sử dụng năng lượng chạy máy lạnh hiệu quả nhất?". Khác với vùng ôn đới: mặt trời luôn ở phía bắc hay phía nam, tuỳ thuộc nhà ở nam hay bắc bán cầu nên phải mở cửa sổ về hướng đó để lấy nhiệt. Ở vùng nhiệt đới thì ngược lại, chúng tôi cần tránh nhiệt, mặt trời nằm ở phía đông và tây nên tường quay về phía đó và phải được che chắn cách nhiệt tốt. Mái nhà là nơi bị chiếu sáng suốt ngày nên phải chống nóng cho mái và tôi thường dùng mái có nước, nước cản nóng rất tốt. Dĩ nhiên nó sẽ sinh nhiều vấn đề như muỗi chẳng hạn. Cho nên tuỳ theo vị trí mái có chăm sóc, bảo trì dễ hay không để khắc phục: Thả cá được không? Làm vườn cảnh được không?…

Một số nghiên cứu của các kiến trúc sư, nhà hoạt động môi trường trong khu vực… cần phải được quảng bá và phổ cập rộng rãi cho những người làm nghề cũng như người sử dụng. Tại Viện nghiên cứu kiến trúc quốc gia, trong buổi nói chuyện của một chuyên gia hàng đầu về kiến trúc xanh tại Đài Loan: Giáo sư Lâm Thế Đức - giảng dạy tại khoa Kiến trúc của trường Đại học Thành Công – Đài Loan đồng thời là cố vấn của Chính phủ Đài Loan về kiến trúc Xanh và tiết kiệm năng lượng, cũng đã nhấn mạnh về vấn đề này mà Đài Loan, và hiện thời là Việt Nam, đã và đang mắc phải. Ông cũng đề cập đến hệ thống kiến trúc xanh ở Đài Loan với 9 tiêu chí tóm gọn lại là EEWH (Ecology – Energy saving – Waste reduction – Health) trong đó tiết kiệm năng lượng và tiết kiệm nước là 2 tiêu chí quan trọng nhất. Các kinh nghiệm của Đài Loan, Thái Lan, Malaysia hay Singapore… rất đáng để chúng ta tham khảo và học tập.

Tóm lại, trước khi muốn ứng dụng rộng rãi mô hình kiến trúc xanh trong tiết kiệm năng lượng, chúng ta cần có những bước khảo sát, chuẩn bị, nghiên cứu lý thuyết… để có thể ứng dụng một cách hiệu quả nhất và đặc biệt cần thiết phải đưa ra được một mô hình hợp lý để năng lượng được sử dụng hiệu quả, đảm bảo môi trường phát triển bền vững tại Việt Nam./.
Nguồn: http://www.baoxaydung.vn
furious
furious
Quản Lý Cấp Cao
Quản Lý Cấp Cao

Bài viết : 589
Giới tính : Nam
Points Points : 281

http://arck32pro.info.tm

Về Đầu Trang Go down

Kiến trúc xanh - Kiến trúc bền vững - Kiến trúc sinh thái Empty Re: Kiến trúc xanh - Kiến trúc bền vững - Kiến trúc sinh thái

Bài gửi by furious 21/01/11, 06:47 pm

Mọi người có tài liệu gì về kiến trúc sinh thái share cho anh em bớt tài liệu nhé. :loaloa:
p/s: hạn chế spam nhá. ;;)
furious
furious
Quản Lý Cấp Cao
Quản Lý Cấp Cao

Bài viết : 589
Giới tính : Nam
Points Points : 281

http://arck32pro.info.tm

Về Đầu Trang Go down

Kiến trúc xanh - Kiến trúc bền vững - Kiến trúc sinh thái Empty Re: Kiến trúc xanh - Kiến trúc bền vững - Kiến trúc sinh thái

Bài gửi by furious 21/01/11, 06:50 pm

Khái niệm Kiến trúc sinh thái đòi hỏi người Kiến trúc sư phải quan tâm đến mối tương tác giữa công trình và hệ sinh thái. Một ý nghĩa rộng hơn, người Kiến trúc sư cần phải nắm được luận điểm dựa trên mối liên hệ giữa thiên nhiên và sự tiến bộ xã hội (văn minh).

Tàn phá thiên nhiên để đổi lấy văn minh có thể sẽ không bao giờ mang lại một giải pháp bền vững cho những vấn đề môi trường hiện tại. Chúng ta cần phải nghiên cứu cho một sự cộng sinh đầy đủ ý nghĩa.


Đánh đổi Thiên nhiên lấy văn minh?

Thế hệ đầu tiên các kiến trúc sư sinh thái, gần như rất ít ngoại lệ đều có cùng một quan điểm cho rằng thiên nhiên cần phải được bảo vệ để chống lại hậu quả của sự tàn phá ngày càng tăng của quá trình phát triển. Ý nghĩa nội hàm của quan điểm này là: Thiên nhiên – cái không được làm ra hoặc không do tác động bởi bàn tay con người tạo ra và ngược lại Văn minh - được xem như hai hệ thống cá thể riêng biệt, loại trừ lẫn nhau. Thiên nhiên không thể tồn tại nơi có văn minh. Với nhận thức này lợi thế của cuộc đối đầu sẽ dành cho những ai muốn bảo vệ tự nhiên. Mọi hành động của con người mà đặc biệt là quá trình xây dựng đang dần dần làm xói mòn thiên nhiên. Chúng ta chỉ có thể làm chậm lại quá trình xói mòn này mà không bao giờ có thể đảo ngược được nó. Điều tốt nhất chúng ta có thể làm được là hoàn toàn hoà hợp với thiên nhiên. Quan điểm trở lại với thiên nhiên này bắt đầu bằng việc cố gắng đẩy lùi mọi tác động của con người tới thiên nhiên càng nhiều càng tốt, làm cho sự tàn phá của văn minh hiện đại của chúng ta cất những bước lùi lớn. Quan điểm này như là một sự thách thức với sự tăng trưởng kinh tế, nhu cầu tiêu thụ năng lượng và cuối cùng là sự thịnh vượng của xã hội. Liệu những con người hiện đại cao quý với những nguyên tắc xã hội thông thường có thể chấp nhận được sự lựa chọn khó khăn này. Hơn nữa, đồng thời một câu hỏi lớn được đặt ra là liệu các quốc gia đang phát triển có thể để tâm hoặc thậm chí chấp nhận như là một sự chia tay với các mô hình kinh tế lý tưởng, sức tiêu thụ và các giá trị của sự thịnh vượng. Thách thức này, có lẽ vì thế chẳng bao giờ cho phép chúng ta đi đến một lời giải đầy đủ ý nghĩa cho những vấn đề sinh thái hiện tại.
Thực tế cho thấy thiên nhiên và văn minh không thể được xem như là hai hệ thống riêng biệt, loại trừ lẫn nhau. Trên hành tinh này, từ những dãy núi, sa mạc rộng lớn cho đến những cánh rừng nhiệt đới, mọi nơi chúng ta đều nhận thấy một chút nào đó sự hoà trộn giữa tự nhiên và nhân tạo. Hà lan có lẽ là một ví dụ điển hình nhất nói lên điều này. Ở đó hầu như không có một mảnh đất nào nằm trong phạm vi lãnh thổ mà không được xác định là do tác động của con người tạo nên, cái tên “ Netherland” mà người Hà lan tự hào cũng chính là vì lẽ này. Theo cách định nghĩa thật chính xác thì không hề có tự nhiên ở Hà lan mặc dù khó có thể nhìn nhận Hà lan là một nơi “không tự nhiên”. Có thể thấy, chúng ta rất giàu kinh nghiệm khi tạo nên những thiên nhiên nhân tạo mới nhưng đôi khi, hoàn toàn ngẫu nhiên, rất nhiều kế hoạch phát triển dường như bị cuốn vào những mục tiêu tăng trưởng là chính mà quên mất việc phải tôn trọng, gìn giữ thiên nhiên. Cần phải tìm một chiến lược lâu dài cho Kiến trúc và Quy hoạch bắt đầu từ mối liên hệ với tự nhiên trong một phạm vị đầy đủ nhất mà khởi đầu là sự cân nhắc tính toán để cùng đạt được hiệu quả giữa phát triển và gìn giữ tự nhiên.
Vậy, hãy làm ra thiên nhiên!
Kiến trúc xanh - Kiến trúc bền vững - Kiến trúc sinh thái Cityhallsection
Nếu như nguồn năng lượng là vô hạn về khả năng cung cấp và bản thân công cuộc xây dựng cũng như quá trình sử dụng các công trình xây dựng của chúng ta không phá vỡ thiên nhiên xung quanh. Khi đó không gì đi ngược lại mục tiêu sử dụng thiên nhiên một cách tối ưu. Một dấu hiệu rất rõ ràng của tự nhiên là nó chỉ có giới hạn và đang cạn kiệt. Vì thế chúng ta cần phải tìm tòi một phương pháp khác cho sự sử dụng môi trường và điều kiện tự nhiên ở từng địa phương. Đặc biệt ở những lĩnh vực sản xuất năng lượng chúng ta có thể thu lợi từ tự nhiên mà vẫn tránh được mọi hành động gây thiệt hại tới nó. Thu nạp năng lượng mặt trời, sức gió, sức nước và nhiệt địa cầu từ các tầng đất sâu là những ví dụ về các phương pháp có trách nhiệm của quá trình khai thác tự nhiên phục vụ đời sống con người. Vậy thì nếu ai muốn sử dụng thiên nhiên một cách tối ưu, trước tiên hãy khéo léo tạo nên tự nhiên, môi trường sinh thái cho cá nhân mình hoặc cộng đồng của mình.
Một trong những ví dụ được biết đến nhiều nhất về sự tạo dựng một hệ thống sinh thái khép kín là đề xuất của Buckminster Fuller từ năm 1968 khi đặt một vòm kính bên trên khu trung tâm Manhattan để ngăn sương mù. Khó khăn lớn nhất của ý tưởng này là làm sao có thể cung cấp thức ăn và không khí cho các cư dân sống trong vòm nên cuối cùng nó cũng chỉ dừng lại ở mức là một đề xuất. Những cuộc thử nghiệm của NASA trước đây ở Sinh thái I và Sinh thái II chứng minh rằng ở một quy mô nhỏ, rất có khả năng tạo được một hệ thống độc lập, khép kín hoàn chỉnh duy nhất chỉ cần đến nguồn năng lượng mặt trời từ bên ngoài. Về cơ bản có thể tưởng tượng đây là việc mang ngôi nhà và các vật dụng vào bên trong Sinh thái, coi nó như một cái kén. Rõ ràng là bất cứ ai trong chúng ta đều không muốn sống trong một thế giới hoàn toàn đóng kín và thật may mắn chúng ta đã không chọn con đường này cho tương lai của mình.

Lấy một công trình mới hoàn thành cách đây không lâu làm ví dụ, công trình IBN/DLO ở Waganingen thiết kế bởi Behnisch & Behnisch.
Kiến trúc xanh - Kiến trúc bền vững - Kiến trúc sinh thái DSCN0002_s
Công trình có những không gian thông tầng được phủ kín cây xanh như là một yếu tố cốt yếu cấu thành nên một toà nhà sinh thái. Đồ án này đã thiết lập một tiêu chuẩn cho quan điểm con người và thiên nhiên thân thiện. Lớp tường kính động bao bọc cho phép công trình có được sự giao hoà giữa không gian bên trong và bên ngoài. Việc tạo nên các không gian trung chuyển cho phép sưởi ấm, làm lạnh, đặc biệt với hệ thống vườn cây mặt nước đã lọc sạch không khí bên trong. Không gian trung chuyển này là một mô hình tương tác phối hợp giữa tự nhiên và nhân tạo. Tại những không gian trung chuyển đó, mối tương tác bất lợi của sự chuyển tiếp giữa bên ngoài (môi trường/tự nhiên) và bên trong (công năng sử dụng/văn minh) được chuyển hoá thành những tương tác có ích. Áp dụng những không gian chuyển tiếp môi trường giữa bên trong và bên ngoài sẽ tạo nên một môi trường phỏng tự nhiên với không khí sạch hơn và tiết kiệm năng lượng đáng kể. Quan trọng hơn và tiện ích mà nó mang lại cho người sử dụng là một “môi trường làm việc” yêu thích, thậm chí với những người không muốn làm việc trong một khu vườn đẹp.

Học từ thiên nhiên

Kiến trúc xanh - Kiến trúc bền vững - Kiến trúc sinh thái 013gs1
Thông minh nhất là hãy thu lợi từ thiên nhiên bằng việc học chính thiên nhiên. Trước đây, các kiến trúc sư và kỹ sư luôn lấy cảm hứng từ phỏng theo sinh học. Nhưng họ thường không vượt qua được việc sao chép hình mẫu của tự nhiên trong trang trí hay tìm một cấu trúc để phát triển kết cấu chịu lực theo dạng kết cấu của thực vật, động vật. Tuy nhiên, cho đến nay mối quan tâm vẫn chưa đi sâu được gì hơn ngoài mô phỏng hình thức. Nghiên cứu quy trình làm việc của hệ sinh học với một mục tiêu phát triển các giải pháp năng lượng mới trong xây dựng và quy hoạch vẫn là một lĩnh vực chưa phát triển. Khó có thể khác được khi tri thức về tiềm năng của hệ sinh học còn mới mẻ và liên tục thay đổi, cập nhật trong từng thập kỷ. Nó phải được hiểu rõ và phát huy tiềm năng để phục vụ cho công cuộc xây dựng của chúng ta như một sự cần thiết tất yếu. Nghiên cứu về mối tương tác sinh thái học từ thế giới động thực vật chính là tiền đề cho các nghiên cứu ứng dụng trong xây dựng và sản phẩm vật liệu xây dựng mới. Đó là việc làm rất ý nghĩa và hoàn toàn thiết thực.

Cộng sinh

Kiến trúc thông minh cần phải biết lợi dụng và học hỏi từ thiên nhiên. Nếu như chúng ta không muốn từ bỏ diện mạo đích thực của sự thịnh vượng và muốn nâng cấp giá trị cuộc sống hơn nữa thì chúng ta cần phải tìm được một mô hình cộng sinh giữa tự nhiên và văn minh.
Kiến trúc xanh - Kiến trúc bền vững - Kiến trúc sinh thái Vtc_144170_Japan%20National%20Art%20Centre
furious
furious
Quản Lý Cấp Cao
Quản Lý Cấp Cao

Bài viết : 589
Giới tính : Nam
Points Points : 281

http://arck32pro.info.tm

Về Đầu Trang Go down

Kiến trúc xanh - Kiến trúc bền vững - Kiến trúc sinh thái Empty Re: Kiến trúc xanh - Kiến trúc bền vững - Kiến trúc sinh thái

Bài gửi by furious 21/01/11, 06:53 pm

Kiến trúc sinh thái là một khái niệm mới: ám chỉ những không gian sống thoải mái, tiện nghi mà thân thiện với môi trường gần gũi thiên nhiên
Yếu tố Gió

Một thiết kế thích hợp là tiêu chí cơ bản nhất của một ngôi nhà xanh. Theo tư vấn của hầu hết các KTS thì Việt Nam nằm trong khí hậu nhiệt đới gió mùa, nóng ẩm mưa nhiều nên điều cần quan tâm nhất khi thiết kế là phải đảm bảo sự thoáng mát tự nhiên cho không gian (sẽ giúp tiết kiệm được một nguồn năng lượng rất lớn dùng cho hệ thống máy lạnh, quạt thông gió…).

Hướng gió chủ đạo ở Việt Nam (đặc biệt là Nam bộ) là hướng Tây Nam (tháng 5 – tháng 11), và hướng Đông Nam (tháng 12 – tháng 4). Vì vậy, mở cửa sổ và cửa đi theo các hướng này là biện pháp tối ưu để đưa gió vào nhà. Tuy nhiên, cần lưu ý kết hợp tốt các khoảng mở trên tường (cửa và cửa sổ) và trên sàn (cầu thang, giếng trời) để làm tăng hiệu quả đưa gió vào nhà.

Kiến trúc xanh - Kiến trúc bền vững - Kiến trúc sinh thái Kien-truc-sinh-thai

Yếu tố Nắng

Hạn chế tối đa việc mở cửa sổ cũng như cửa đi ở hướng Tây là điều cần lưu ý (vì mặt trời hướng Tây chứa một lượng bức xạ rất lớn lan tỏa hơi nắng vào không gian sống). Tuy nhiên cũng cần phải chú ý các khoảng trống “đón nắng vào nhà” để diệt khuẩn tự nhiên, nâng cao sức khỏe những thành viên sống trong ngôi nhà.

Đồng thời tận dụng tối đa nguồn năng lượng mặt trời (thông qua hệ thống tiếp nhận năng lượng mặt trời) để tiết kiệm điện, đồng thời giảm thiểu khí thải vào môi trường. Một hệ thống máy nước nóng sử dụng năng lượng mặt trời hoàn toàn hữu ích, ngay cả vào mùa hè, vì nước nóng có thể sử dụng vào nhiều mục đích khác nhau (tắm giặt, nấu nướng, lau dọn nhà cửa… vừa nhanh, vừa sạch, vừa tiết kiệm năng lượng điện hoặc gas).
Yếu tố nước

Một trong những tiêu chí quan trọng nữa đối với ngôi nhà xanh là việc sử dụng hợp lý và tiết kiệm nguồn nước sạch (bao gồm cả hệ thống xử lý và tái sử dụng nước thải và nước mưa).
Kiến trúc xanh - Kiến trúc bền vững - Kiến trúc sinh thái Kien-truc-sinh-thai2
Ở Việt Nam, việc thiết kế và lắp đặt hệ thống xử lý và tái sử dụng nước thải vẫn còn là “không tưởng”, tuy nhiên, việc thiết kế hệ thống tích trữ nước mưa (bể chứa, hồ nước hay thậm chí là bể bơi…) tại các khu vực nhà riêng (đặc biệt là các khu biệt thự, nhà vườn, nhà sinh thái…) để dùng cho các công việc như tưới vườn hay lau rửa là gợi ý hoàn toàn phù hợp, vừa bảo vệ môi trường, vừa tiết kiệm chi phí.
Vật liệu thân thiện môi trường

Các vật liệu cách nhiệt, chống nóng sử dụng nguyên liệu thân thiện với môi trường đang “lên ngôi”. Loại sơn chống nóng có thể làm giảm thiểu sự hấp thụ nhiệt, hơn 50-70% bức xạ mặt trời sẽ bị phản xạ lại, giúp giảm độ nóng ngôi nhà 50C, vừa giúp bạn tạo một môi trường sống dễ chịu hơn, lại vừa khiến bạn thỏa sức lựa chọn màu sắc ưa thích (khác với trước đây, màu nóng thường bị “tẩy chay” vì ngôi nhà “đã nóng lại còn nóng hơn”).

Các loại sơn thế hệ mới, ngoài các chức năng ưu việt giãn nở để che phủ các vết nứt; chống thấm nước, nấm mốc và kiềm hóa, khả năng chịu đựng thời tiết khắc nghiệt… còn ít độc hại (không chì, kim loại nặng, hàm lượng các hợp chất hữu cơ bay hơi (VOC) thấp…), giảm tác hại đến môi trường và sức khỏe của con người.
Ý thức cá nhân

Mỗi hành động của những thành viên sống trong ngôi nhà sẽ góp phần “xanh hóa” không gian sống. Ví dụ, bằng cách sử dụng hợp lý hệ thống điều hòa nhiệt hai chiều, lượng điện tiêu thụ được hạn chế tối đa. Tắt bớt một bóng đèn, dùng bóng đèn công suất thấp nhưng phát sáng tốt hay bóng đèn tiết kiệm năng lượng… cũng giúp giảm đáng kể hóa đơn tiền điện. Các thiết bị cảm ứng không chỉ tiện ích mà còn tiết kiệm chi phí hàng ngày…

Theo phân tích của các KTS, chi phí ban đầu cho một ngôi nhà xanh thường cao hơn đôi chút so với nhà thông thường. Tuy nhiên, bạn suy nghĩ thế nào trước hai lựa chọn: chi phí ban đầu cao hơn một chút, nhưng đổi lại, bạn sẽ có được cuộc sống tiện nghi, an toàn và thân thiện, hay là tiết kiệm chi phí ban đầu để đổi lấy cuộc sống đắt đỏ và nhiều nguy cơ về sau.
furious
furious
Quản Lý Cấp Cao
Quản Lý Cấp Cao

Bài viết : 589
Giới tính : Nam
Points Points : 281

http://arck32pro.info.tm

Về Đầu Trang Go down

Kiến trúc xanh - Kiến trúc bền vững - Kiến trúc sinh thái Empty Re: Kiến trúc xanh - Kiến trúc bền vững - Kiến trúc sinh thái

Bài gửi by FIRE ANT 05/11/13, 07:57 pm

bài viết khá hay
FIRE ANT
FIRE ANT
Kiến Siêu Nhân
Kiến Siêu Nhân

Bài viết : 2085
Giới tính : Nam
status : chấp nhận để được đổi mới
Points Points : 1185

https://kienhue.forumvi.com

Về Đầu Trang Go down

Kiến trúc xanh - Kiến trúc bền vững - Kiến trúc sinh thái Empty Re: Kiến trúc xanh - Kiến trúc bền vững - Kiến trúc sinh thái

Bài gửi by Sponsored content


Sponsored content


Về Đầu Trang Go down

Về Đầu Trang

- Similar topics

 
Permissions in this forum:
Bạn không có quyền trả lời bài viết